Cây Bàng Đài Loan hay cây Bàng lá nhỏ có tên tiếng Anh là Madagascar almond. Loại cây này có nguồn gốc từ các nước Nam Phi và cận nhiệt đới vùng Madagascar. Các loại cây không thể tránh được việc bị sâu bệnh hại và loại cây này cũng vậy. Dưới đây là tổng hợp một số loại sâu bệnh của cây Bàng Đài Loan và cách phòng trừ. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của TV LANDSCAPE nhé.
Một số loại sâu bệnh trên cây Bàng Đài Loan
Tuy có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, nhưng Bàng là nhỏ cũng không thể tránh được sự phá hoại của chúng. Bạn có thể tham khảo các thông tin dưới đây để chăm sóc loại cây này một cách tốt nhất nhé
Sâu róm
Đặc điểm chung của các loại Bàng là thường có rất nhiều sâu róm hay bọ nẹt. Chúng thường sinh sôi và phát triển mạnh vào màu hè. Loại côn trùng này có nhiều các lông nhỏ trên cơ thể chứa chất độc. Khi cơ thể chúng ta không may tiếp xúc với các lông này sẽ bị mẩn ngứa, thậm chí là tử vong nếu bị quá nhiều. Ngoài gây nguy hại cho con người thì sâu róm cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Khi bị sâu róm đốt, cần loại bỏ lông sâu róm trên người. Có thể dùng băng dính để lấy khỏi da, hoặc đi tắm với nước muối loãng. Nếu vết mẩn ngứa quá nặng có thể hơ 1 chiếc khăn ấm để chườm lên da và sử dụng các loại thuốc thải độc dị ứng.
Cách phòng loại sâu này bạn cần cắt tỉa và giữ vệ sinh cho cây. Nếu cây đã có sâu thì bạn có thể bắt thủ công bằng tay, nhưng hãy nhớ dùng găng tay và đồ bảo hộ. Trứng sâu thường đẻ ở mặt dưới của lá, nên hãy chú ý để loại bỏ các cành lá sâu để trứng lên nhé.
Ngoài ra bạn có thể phun các loại thuốc trừ sâu bằng cả phương pháp hữu cơ và hóa học. Biện pháp thuốc hữu cơ, bạn dùng các loại gừng, tỏi, ớt xay nhuyễn và ngâm nước hoặc rượu rồi phun lên cây. Còn thuốc hóa học bạn có thể mua loại thuốc Map Permethrin 50EC và xịt.
Bệnh thối rễ làm cây nhiễm nấm
Khi cây bị nhiễm nấm do thối rễ sẽ có biểu hiện là lá bị nhiều đốm nâu, sau đó rụng dần và rễ bị mục thối. Nguyên nhân là cây bị trũng rễ do được tưới quá nhiều và đất không thoát nước tốt.
Để phòng trừ bệnh thối rễ trên cây Bàng Đài Loan, bạn cần thường xuyên quan sát và kiểm tra cây. Nếu có dấu hiệu của bệnh này cần loại bỏ các lá bị nấm và rễ bị thối ngay. Bạn cũng cần điều chỉnh độ ẩm cho cây và trồng lại vào loại đất tơi xốp, thoát nước tốt hơn. Sau đó có thể bón và tưới cho cây các loại thuốc kích thích ra rễ, thuốc sinh trưởng để cây khỏe mạnh hơn.
Bàng lá nhỏ bị nhiễm khuẩn
Khi cây bị nhiễm khuẩn thì lá cây sẽ có các đốm nâu và chuyển sang màu vàng. Nó sẽ làm cho cây bị rụng lá và lan rộng rất nhanh, lá non thường là đối tượng bị vi khuẩn tấn công.
Tình trạng này rất khó để nhận biết, vậy nên bạn phải cực kỳ chú ý đến cây. Hãy chú ý cung cấp cho cây đủ ánh sáng và vệ sinh cây thật cẩn thận để phòng bệnh. Khi cây gặp loại bệnh này cần loại bỏ ngay các lá bị bệnh. Bên cạnh đó có thể dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như STARNER 20WP,…
Côn trùng tấn công
Cây Bàng Đài Loan trồng ngoài trời dễ bị côn trùng tấn công và phá hoại. Các loại côn trùng như nhện đỏ, bọ rầy, sâu róm,… thường dễ gặp trên cây. Chúng thường đẻ trứng rất nhỏ trên lá và khó phát hiện.
Để khắc phục có thể dùng dầu neem pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phun lên cây. Nhớ phun ở dưới mặt lá và các đốt thân cây giữa các lá.
Sâu, rầy
Sâu rầy sẽ làm lá của cây Bàng Đài Loan bị cuốn lại. Phòng trừ bằng cách loại bỏ các lá bị sâu hại, quét vôi vào gốc cây. Bên cạnh đó có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như Classico 480 EC; Regent 5SC, Polytrin-P 440EC; Sherpa 25EC; Pyrinex 20EC, Cyperan 25EC hay dầu neem để phun cho cây.
Bọ nâu ăn lá
Bọ nâu ăn lá sẽ gặm nhấm lá cây và để lại các vết cắn trên lá. Nó thường gây hại trên lá non ở trên ngọn nên khá khó phát hiện. Cần đặc biệt chú ý để phát hiện sớm dấu hiệu loại sâu bệnh này.
Khi cây nhiễm bệnh, cần loại bỏ lá bị cắn và sâu bệnh ra khỏi cây. Có thể bắt sâu bằng tay thủ công nhưng để hiệu quả nhất cần sử dụng thuốc phun. Có thể dùng loại Javidan để phun cho cây.
Sâu đục thân
Sâu đục thân phá hoại gốc, cành, thân cây khiến cây chết và không thể sinh trưởng. Nếu sâu đục thân thành xén tóc trưởng thành rồi thì cần bắt và tiêu diệt ngay. Còn khi là sâu non đục sâu vào thân cây thì cần cắt bỏ cành héo.
Khi cây Bàng lá nhỏ bị sâu đục thân nặng cần dùng các thuốc có chất Rotenone, hoặc thuốc Abamectin, Cypermethrin, Sherpa với nồng độ cao. Bơm thuốc vào các vết sâu đục bên trong cây và dùng dây thép luồn vào để trừ sâu. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn sạch sẽ và quét vôi ở gốc cây định kỳ.