Hoa Anh Thảo là một trong những loài hoa có vẻ đẹp độc đáo và được ưa chuộng nhất hiện nay. Ngoài ra hoa Anh Thảo còn có nhiều công dụng tuyệt vời trong đời sống mà bạn không nên bỏ qua.
A. ĐẶC ĐIỂM của Hoa Anh thảo
Tên thường gọi: Hoa Anh Thảo
Tên khoa học: Primula
Họ: Primulaceae
Nguồn gốc: miền nam Nam Mỹ
1. Đặc điểm hình thái
Hoa Anh Thảo là loài cây thân thảo, mọc bờ bụi, có chiều cao trung bình từ 30-40cm. Bông hoa có 5 cánh, đài hoa có dạng hình ống.
Lá cây có dạng hình trái tim, màu xanh thẫm, chiều dài khoảng 10-15cm, bề rộng khoảng 7-10cm.
Hoa Anh Thảo có rất nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau, chủ yếu là những màu như trắng, vàng, xanh, đỏ, hồng, tím, ...
2. Đặc điểm sinh học
1. Đối với đời sống
Bên cạnh việc cho những bông hoa xinh đẹp, sặc sỡ trang trí cho mọi khu vườn thêm cuốn hút. Hoa anh thảo còn có nhiều tác dụng bổ ích cho sức khỏe.
Chúng được chiết xuất lấy tinh dầu và loại tinh dầu hoa anh thảo này mang nhiều lợi ích cho việc tăng cường sức khỏe, cải thiện sắc đẹp của phụ nữ… Dưới đây là một số tác dụng nổi bật những lợi ích của tinh dầu hoa anh thảo.
2. Trong phong thủy
Chính vì hoa Anh Thảo chỉ nở rộ vào ban đêm chứ không dám lộ diện vào ban ngày. Thế nên loài hoa này mang ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu thầm kín, e ấp của người con gái dành cho chàng trai mà mình yêu thương nhưng không dám thổ lộ với người đó. Chúng còn có thể mang hàm ý biểu lộ cho sự nhút nhát, không dám bày tỏ tình cảm của mình.
Bên cạnh đó, hoa Anh Thảo nở nhiều vào đầu mùa Xuân, điều này mang ý nghĩa báo hiệu cho một mùa Xuân mới đã về. Đồng thời biểu trưng cho nét đẹp, sự quyến rũ của người phụ nữ đang trong thì đẹp nhất của cuộc đời. Vậy nên loài hoa này thường được dùng làm quà tặng cho các chị em, các mẹ, các cô hoặc những người thân yêu của bạn.
C. CÁCH CHĂM SÓC HOA ANH THẢO
1. Nước
Khi mới trồng cây bạn cần tưới thường xuyên 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát để duy trì độ ẩm cho cây giúp cây bén rễ nhanh.
Khi cây đã phát triển khỏe mạnh thì bạn có thể sau 2 – 3 ngày mới tưới một lần nhưng không nên tưới đẫm, quá tối rất dễ sinh nấm bệnh.
Nên giảm lượng nước tưới khi vào mùa mưa ( tránh tình trạng úng rễ chết cây).
Cách tốt nhất là dùng bình phun sương tưới trực tiếp lên trên bề mặt lá.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Hoa Anh Thảo là loài cây ưa ánh sáng, vậy nên bạn hãy đặt chậu hoa tại những nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến nhé. Tuy nhiên không nên để hoa tại nơi có quá nhiều ánh nắng Mặt Trời chiếu đến trực tiếp, nhất là vào mùa hè kẻo dễ làm chết cây.
3. Đất trồng
Đất trồng tốt nhất cho cây anh thảo là loại đất hơi chua (pH từ 6.0 – 6.5) có khả năng giữ ẩm tốt, thoáng khí, tơi xốp, giàu dinh dưỡng và khả năng thoát nước tốt.
4. Phân bón
Để cây phát triển khỏe mạnh và ra hoa rực rỡ thì bạn nên bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây.
Sau khi trồng khoảng 10 – 15 ngày, bạn nên bổ sung phân trùn quế cách 7 ngày/lần.
Ngoài ra, bạn có thể tưới thêm phân hữu cơ dạng nước như đạm cá Alaska, Seaweed, Vitamin B1,… định kỳ 7-10 ngày/lần phun một lần.
Ở giai đoạn nuôi thân cành bạn cần bón NPK đầu trâu 20.20.15, NPK Cây Cuốc Vàng 16-16-8,..
Giai đoạn chuẩn bị ra hoa bổ sung thêm phân bón hỗn hợp NPK Minro 15-5-20 Tím.
5. Nhân giống
Hoa Anh Thảo chủ yếu được trồng thông qua 2 phương pháp chính đó là gieo hạt giống hoặc trồng bằng củ hoa. Thông thường người ta sẽ sử dụng củ hoa để gieo trồng nhằm tiết kiệm thời gian cũng như công sức chăm sóc cho cây non. Củ hoa sẽ được vùi vào trong đất và tưới đẫm nước cũng như bón thúc phân bón nhằm kích thích cây non phát triển nhanh chóng.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây hoa anh thảo dễ mắc một số loại bệnh thường gặp nhất là nấm mốc ở thân, bệnh đốm lá.
Sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh cho cây như Ridomil Gold, Antracol, Aliette, Coc85, …
Thỉnh thoảng cây hoa anh thảo còn bị loài nhện đỏ, rầy rệp hay sâu hại tấn công.
Khi đó bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu điều chế từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mà vẫn trừ được sâu hại như dịch tỏi, Neem Chito, dầu khoáng SK Enspray 99 EC, …