Cây cúc mâm xôi là loại cây trồng hoa cảnh chơi vào dịp tết có giá trị thương mại cao, để trồng được cây cảnh cho cúc mâm xôi nở hoa vào dịp tết cần nắm rõ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa vào thời điểm nào trong năm.
A. ĐẶC ĐIỂM của Hoa Cúc Mâm Xôi
Tên thường gọi: Cúc mâm xôi
Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium
Họ: Cúc
Nguồn gốc: Đông Nam Á
1. Đặc điểm hình thái
Thân cây: Cây cúc mâm xôi là loại thân thảo mọc thẳng phân thành nhiều nhánh nhỏ bao quanh. Cây sinh trưởng phát triển có chiều cao trung bình từ 50 – 100cm.
Lá: Những chiếc lá nhỏ màu xanh đậm mọc nhiều đối xứng nhau, lá có dạng chân vịt kích thước nhỏ trung bình từ 1-3cm.
Hoa: Hoa cúc mâm xôi rất đặc biệt, những bông hoa màu vàng mọc nhiều sát nhau ở đỉnh. Hoa nhỏ và có kích thước từ 1 – 5cm mỗi khi hoa nở vàng rực rỡ rất đẹp.
Hạt: Hoa cúc mâm xôi thường sử dụng hạt chọn lọc để trồng thành cây mới. Thông thường hạt được bảo quản cẩn thận với nhiệt độ nhất định khi đến thời vụ trồng mới mang ra trồng.
2. Đặc điểm sinh học
Loại cây này trồng thành chùm lớn trong chậu với số lượng bông hoa màu vàng rực rỡ nhiều vô kể. Vì cúc mâm xôi chỉ phục vụ nhu cầu khách hàng vào dịp tết nên giá trị cây tăng cao.
Khi hoa chưa nở rộ bông thì chúng ta chỉ thấy màu xanh của lá. Lá cúc mâm xôi có đặc điểm nhỏ và hơi nhám. Nó chia thùy cạn hoặc hình bầu dục và trên phiến xuất hiện nhiều gân. Lá non có màu xanh đậm dần chuyển thành màu vàng khi già.
1. Đối với đời sống
Cây hoa giúp làm đẹp và rực rỡ không gian sống: Trang trí những chậu cúc mâm xôi tiền sảnh, đại sảnh nhà hàng, khách sạn, văn phòng, quán cà phê thêm rực rỡ không khí mùa xuân. Cây được chọn trang trí tiểu cảnh công viên, khu du lịch góp phần tạo điểm nhấn và thu hút mọi ánh nhìn, ở đâu có hoa cúc mâm xôi ở đó không gian thêm nổi bật, sang trọng.
Hoa cúc mâm xôi trưng bày không gian, hấp thụ chất độc hại giúp không gian trở nên trong lành sạch sẽ. Ngoài ra cây được chọn làm quà tặng ý nghĩa trong dịp khai trương, dịp lễ Tết mang nhiều ý nghĩa.
C. CÁCH CHĂM SÓC HOA CÚC MÂM XÔI
1. Nước
Sau khi trồng nên tưới tưới ẩm cho cây, hoa cúc yêu cầu chế độ nước trung bình, việc cung cấp nước đúng kỹ thuật theo chế độ 2 ngày/lần.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Dù ở trong hay ngoài nhà thì bạn cần đặt cây trong ánh sáng tự nhiên hay ánh sáng mặt trời. Điều kiện cây phát triển đòi hỏi nhiều ánh nắng mặt trời. Không để chúng tiếp xúc ánh sáng ban đêm vì dễ làm rối loạn chu kỳ hoa.
3. Đất trồng
Cúc mâm xôi có bộ rễ phát triển mạnh nên trồng trên đất thịt nhẹ, tơi xốp hoặc đất phù sa mới, đất có khả năng thoát nước tốt và sạch. Độ pH phù hợp đất trồng từ 6-6,5.
4. Phân bón
Chế độ bón phân chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn từ khi trồng đến tháng thứ 2: dùng loại phân bón có hàm lượng đạm và lân cao đó là phân NPK 16-16-8 hòa vào nước và tưới vào gốc cây, hoặc bón trực tiếp vào gốc cây theo liều lượng trên bao bì. Bên cạnh đó kết hợp phân bón lá chứa nhiều dinh dưỡng vi lượng sẽ giúp cây không bị quắn lá và vàng lá, cây sẽ hấp thụ đủ dinh dưỡng và có màu xanh đẹp, sử dụng phân bón qua lá có NPK 13-13-10 + TE phun định kỳ qua lá 20 ngày/lần
Giai đoạn sau tháng thứ 2: Lúc này cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, cần đổi loại phân bón loại có hàm lượng kali cao như NPK 16-8-18 bón vào gốc cây 1 tháng/lần. Kết hợp phân bón nhiều thành phần vi lượng NPK 8-10-18 +TE phun 15 ngày/lần. Bạn nên thực hiện đúng kỹ thuật cây sẽ ra nhiều hoa, hoa nở đều và lâu tàn.
5. Nhân giống
Bạn có thể dễ dàng nhân giống cúc mâm xôi qua cách cắt tỉa cành rồi đem ươm hoặc phân chia rễ cây. Nên thực hiện việc nhân giống vào đầu mùa xuân.
6. Sâu bệnh thường gặp
Bệnh đốm lá
Triệu chứng:
Cây thường phát sinh bệnh vào mùa mưa, khi không khí ẩm ướt, trên lá xuất hiện những đốm lá hình tròn, vết bệnh có màu vàng bao quanh ở giữa vết bệnh có màu nâu một thời gian lá vàng và rụng.
Nguyên nhân:
Bệnh do nấm Curvularia sp gây hại.
Biện pháp trị bệnh:
Một số thuốc sử dụng để trị bệnh đốm lá có những hoạt chất như Hexaconazol, mancozed, chlorothalonil , thuốc có tên thượng mại là Anvil 2SC, daconil 75WP, mancozed 800WP. Phun 5-7 ngày/lần tầm 2-3 lần nhằm tăng hiệu quả thuốc.
Bệnh phấn trắng
Triệu chứng:
Bề mặt lá xuất hiện một lớp phấn trắng làm lá cây bị vàng sau đó rụng toàn bộ lá trên cây.
Nguyên nhân:
Do nấm Oidium Chrysanthemi gây bệnh, bệnh thường xuất hiện khi thời tiết nắng nóng.
Trị bệnh cho cây: Sử dụng loại thuốc hoạt chất như Thiophanate Methyl, Hexaconazol bao gồm các thuốc có tên thương mai là TopSin M 70WP, Anvil 5SC. Phun liên tục 2- 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày nhằm đạt hiệu quả tối đa.
Bệnh héo xanh vi khuẩn
Triệu chứng:
Bệnh héo xanh có biểu hiện đặc biệt thường xuất hiện giai đoạn cây con, cây đột nhiên bị héo rũ xuống, một thời gian cây chết. Khi kiểm tra cây phần dưới rễ, bẻ đôi phần thân xuất hiện dịch màu trắng.
Nguyên nhân:
Do vi khuẩn Pseudomonas Solanacearum gây bệnh.
Phòng trừ bệnh:
Cây cần được phát hiện sớm và phun kịp thời, bạn nên nhổ bỏ những cây bị héo rũ sau đó đem tiêu hủy cây không nên vứt cây gần nguồn nước nó sẽ lây lan sang những cây trồng khác. Sau khi nhổ bỏ bạn sử dụng những loại thuốc có hoạt chất sau Pencycuro, Fosetyl Aluminium như các thuốc có tên thương mại là Monceren 250SC, Aliette 800wg. Chú ý khi phun thuốc, bạn nên phun liên tục từ 2-3 lần cách nhau 5-7 ngày, như vậy thuốc sẽ phát huy hiệu quả tối đa.