Cây Vảy Rồng là một trong những loài cây dây leo trang trí trong nhà vô cùng phổ biến hiện nay. Chúng rất phù hợp để làm đẹp cảnh quan và bài trí được theo nhiều không gian khác nhau.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY VẨY RỒNG
- Tên thường gọi: Vẩy rồng, mắt rồng, đồng tiền lông
- Tên khoa học: Dichondra Silver Fall
- Họ: Convolvulaceae (Bìm bìm)
- Nguồn gốc: Bắc Mỹ
1. Đặc điểm hình thái
Thân cây: Loại cây này thuộc loại thân thảo, khá mềm. Chiều dài thân cây đạt từ 40cm – 60cm. Vì lẽ đó loài cây này thường được trồng trong những chậu nhỏ treo ở ban công, thân cây rủ xuống rất đẹp mắt.
Lá cây: Lá cây có kích thước nhỏ chỉ khoảng 3cm – 4cm, hình dạng khá giống chiếc vảy rồng và mọc so le nhau trên thân.
2. Đặc điểm sinh học
Loài cây này có sức sống cao, chịu được hạn hán và giá lạnh rất tốt. Tuy vậy, nó vẫn thuộc loại ưa ẩm và ưa mát.
Khi gặp điều kiện thích hợp, cây sinh trưởng rất nhanh và lan rộng. Loài cây này cũng dễ trồng, dễ chăm sóc và hiếm khi bị côn trùng tấn công hoặc mắc bệnh tật nào nghiêm trọng.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Loại cây này có rất nhiều tác dụng được ghi nhận rộng rãi như:
Trang trí nhà cửa
Chúng ta thường bắt gặp cây vẩy rồng trồng ở ban công, mái hiên, sân thượng. Chúng có khả năng leo bám tốt nên có thể tạo thành 1 “bức rèm xanh” cực đẹp cho các gia đình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể treo 1 chậu cây vảy rồng nhỏ ở gần cửa sổ, góc làm việc hay học tập để tạo điểm nhấn
Làm mát không khí
Cây vảy rồng có thể rủ xuống tạo thành 1 bức rèm che nắng ban công cực kỳ hiệu quả. Vì vậy, loại cây này giúp các gia đình được hưởng luồn không khí mát lành, dễ chịu hơn.
Không những vậy khi sở hữu tấm rèm cây xanh đặc biệt này các gia đình còn được hít thở nguồn không khí trong lành, dễ chịu. Bởi lẽ cây vảy rồng trồng ngoài ban công sẽ giúp chắn bụi, hút bớt khí Co2 độc hại.
Sử dụng làm vị thuốc
Công dụng ít người biết của cây vảy rồng đó là làm thuốc. Theo đông y, loại cây này có khả năng kháng khuẩn tốt, cây chứa nhiều chất oxi hóa nên được dùng trong nhiều bài thuốc chống viêm, trị bệnh tiểu đường, sỏi mật, huyết áp cao, …
2. Trong phong thủy
Như đã nói cây vẩy rồng có sức sống cực kỳ mãnh liệt, dễ thích nghi và sinh trưởng trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau. Vì vậy loại cây này tượng trưng cho nguồn sức mạnh to lớn giúp chúng ta dễ dàng đạt được thành công trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Trồng cây vảy rồng tại nhà hay cơ quan sẽ giúp gia chủ phát tài, phát lộc, thực hiện mọi chuyện đều suôn sẻ
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY VẨY RỒNG
1. Nước
Cây vảy rồng là loại cây chịu hạn nên bạn không cần phải tưới nước hàng ngày. Tuy nhiên để đảm bảo cây phát triển tốt nhất, bạn hãy chịu khó tưới cây tối thiểu 3 – 4 lần/tuần nhé. Vào mùa hè nóng nực, nếu cây trồng ở ban công hướng Tây bạn nên tăng tần suất tưới giúp cây chống chịu nắng gắt tốt hơn. Và đảm bảo luôn có màu xanh tươi đẹp mắt.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Do là cây dây leo cho nên ánh sáng là thứ rất cần thiết đối với sự phát triển của cây. Bạn hãy trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến và thoáng mát. Không nên trồng cây trong phòng kín bởi chúng sẽ khó có thể phát triển tốt và dễ bị héo khô
3. Đất trồng
Cây Vảy Rồng có thể sinh trưởng vô cùng dễ dàng với nhiều điều kiện đất trồng khác nhau. Do đó bạn chỉ cần lựa chọn những loại đất có đủ độ tơi xốp, khả năng thoát nước ổn định và giàu dinh dưỡng là đủ. Bên cạnh đó, nếu đất trồng được trộn thêm phân hữu cơ sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng và giúp cây sinh trưởng nhanh chóng hơn.
4. Phân bón
Cây vảy rồng cũng cần được bón phân định kỳ để phát triển. Chậu trồng cây vảy rồng thường có khá ít đất nên sau 1 thời gian, chất dinh dưỡng trong đất sẽ hết, chúng ta cần bổ sung bằng cách bón phân.
Bạn có thể sử dụng phân sinh học hoặc NPK để bón cho cây. Tuy nhiên cách bón phân đúng là phải hòa vào nước rồi tưới cho cây chứ không phải là rải trực tiếp vào chậu trồng. Cách bón này giúp cây nhận được chất dinh dưỡng nhanh hơn, hiệu quả hơn.
5. Nhân giống
Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp giâm canh hoặc gieo hạt.
6. Sâu bệnh thường gặp
Thỉnh thoảng bạn nên tỉa xén cho cây, tỉa những lá vàng, héo, úa để cây thông thoáng sạch bệnh, để giữ dáng và giúp cây phát triển tốt hơn