Cây Vạn Niên Thanh sống lâu năm mà vẫn xanh tốt, vào mùa đông lá không héo úa nên được coi là loài cây cát tường, ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Đặc biệt khi dùng cây Vạn Niên Thanh trong ngày lễ Tết là ngụ ý sung túc tốt đẹp, trong việc hôn nhân là cầu chúc như ý, trong lễ mừng thọ là để chúc sống lâu.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY VẠN NIÊN THANH ĐỨNG
1. Đặc điểm hình thái
Thân cây mọng nước, khá mập và lùn, màu xanh thẫm, có đốt quanh thân cây, chiều cao trung bình từ 50cm-1m. Lá cây tập trung ở ngọn, hình bầu dục hơi nhọn ở đầu lá, màu xanh bóng, gân lá có dạng lông chim.
Cuống lá mập, ôm sát thân cây và cũng có màu xanh, phụ thuộc vào độ tuổi mà cây sẽ có số lượng lá khác nhau. Cây ra hoa màu trắng ngà, hoa dài vươn thẳng lên từ ngọn cây hướng lên trời và có mùi thơm khá nồng như mùi sâm.
2. Đặc tính sinh học
Cây đại niên thanh là loài cây chịu bóng bán phần, không ưa qua nhiều nước.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Ý nghĩa phong thủy
Cây có sắc trắng đại diện cho mệnh kim. Kim tương kim và kim sinh thủy. Cây sẽ giúp 2 người bản mệnh này ngày càng vững trãi trên con đường công danh.
Không chỉ là cây xanh văn phòng công ty, nơi làm việc, cây vạn niên thanh còn được sử dụng rộng rãi làm cây nội thất trong nhà. Người ta quan niệm, trồng vạn niên thanh trong nhà ngày tết mang đến sự sung túc, trong hôn nhân cầu chúc hòa hợp như ý, trong lễ mừng thọ chúc được sống lâu.
2. Trong đời sống
Cây vạn niên thanh là loại cây cảnh thường được đặt trong công sở, quán cafe, nhà hàng và tránh nơi có trẻ em nhỏ.
Cây vạn niên thanh từ lâu đã trở thành cây xanh văn phòng được nhiều người ưa chuộng. Những cây vạn niên thanh chậu đứng đều tạo nên một không gian làm việc sinh động.
Công dụng lọc không khí: Cây này với những tán lá to, dày, nên có tác dụng như một máy lọc không khí, mang cảm giác trong lành, thoải mái cho không gian nhà ở.
Công dụng làm quà tặng: Cây cũng thường được người ta tặng nhau vào dịp lễ tết, khai trương, tân gia, ... với ý nghĩa mang đến nhiều sự may mắn và thịnh vượng.
C. CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1. Nước
Tưới nước mỗi tuần từ 2-3 lần, lượng nước tưới tùy vào kích thước chậu. Nên kiểm tra độ ẩm của đất trước khi tưới nước cho cây và tránh tưới quá nhiều nước vào gốc cây.
Thường xuyên làm sạch lá, nhất là mặt dưới để tránh sự tấn công của sâu bọ. Để cây sinh trưởng tốt, cần giữ nhiệt độ môi trường xung quanh từ 20 - 25 độ C.
2. Đất
Đất trồng nên chọn đất tơi xốp, nhiều mùn, nhiều dinh dưỡng và có độ tơi xốp nhất định. Bạn có thể bón phân hữu cơ ngoài ra có thể thêm trộn một ít xơ dừa, trấu để giúp tăng độ tơi xốp của đất trồng cây.
3. Nhiệt độ, ánh sáng
Nếu cây đặt trong văn phòng lâu ngày bị xuất hiện sâu rầy thì nên mang cây ra nơi thoáng mát hoặc ngoài vườn để xử lý sâu bệnh. Đặt chậu cây và chăm sóc, kèm bón phân (nên sử dụng phân vi sinh)… thời gian từ 3-4 tháng cây sẽ ổn định và đẹp. Có cây sức khỏe tốt, có thể “đẻ” nhiều cây con.
4. Phân bón và dinh dưỡng
Nên bón chất mùn, phân hữu cơ bổ sung dưỡng chất cho cây khi cây 2 – 3 lần/1 năm.
5. Nhân giống
Cây có thể nhân giống bằng cách tách nhánh hoặc giâm cành. Đây là 2 phương pháp phổ biến, nếu cây quá cao bạn có thể cắt bớt rồi giâm xuống đất. Từ vết cắt cây cũng có thể phát triển lại cây mới.