Cây Tùng la hán thuộc họ thông, có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Là một trong những loại cây được ưa chuộng trong thiết kế sân vườn, khuôn viên, resort cao cấp, đình, chùa
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY tùng la hán
- Tên thường gọi: Tùng La Hán
- Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus
- Họ: Thông tre
- Nguồn gốc: có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc
1. Đặc điểm hình thái
Cây Tùng La Hán thuộc loại cây gỗ lớn, cành nhánh nhiều, dài, thường cành mọc ngang hoặc rủ xuống. Lá hình giải hẹp, thuôn nhọn ở đỉnh, gốc có cuống ngắn, màu xanh bóng ở mặt trên, hơi xám ở mặt dưới. Cây có hoa trắng, quả giống nhìn tượng La Hán chính vì vậy người ta đặt tên cho cây là Tùng La Hán.
2. Đặc điểm sinh học
Cây Tùng La Hán sinh trưởng ở những vùng núi cao, khô cằn, có sức sống bền vững. Tuổi thọ của cây rất cao. Có thể phát triển được ở những vùng đất khắc nghiệt, chịu được phong ba bão táp, gió sương.
1. Đối với đời sống
Làm cây xanh trồng ở các đô thị: Cây tùng la hán cỡ lớn thường được chọn để trồng ở các con đường hay các tuyến phố lớn để thể hiện sự trang trọng và quý phái mà loại cây này mang lại.
Tạo dáng cây cảnh bonsai: Cây tùng la hán được trồng theo kiểu bonsai có kích thước chỉ từ 1 - 2m, mặc dù là cây thân gỗ nhưng các cành của loài cây này khá mềm và dẻo nên có thể dễ dàng nặn thành những kiểu dáng bonsai đẹp mắt, độc đáo.
2. Trong phong thủy
Trong phong thủy, cây tùng la hán mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp nên thường được sử dụng làm cây cảnh trang trí ở nhiều nơi để mang lại sự may mắn.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TÙNG LA HÁN
1. Nước
Bạn nên tưới nước 3 - 4 ngày một lần để cây có đủ lượng nước để phát triển, không nên tưới nước quá nhiều có thể khiến rễ cây bị úng nước.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Tùng La Hán chịu được cường độ ánh sáng lớn, có thể để cây ngoài trời, tuy nhiên cây cũng có thể tự thích nghi với điều kiện môi trường bán râm và phòng máy lạnh. Tránh để cây phía sau cửa kính vì khi trời nắng gắt, ánh sáng chiều qua cửa sẽ làm cây nóng hơn, dẫn đến sốc nhiệt, mất nước héo lá. Nên phơi nắng cho cây vào lúc sáng sớm và chiều muộn, thi thoảng mang ra ngoài trời để cây được trao đổi với không khí bên ngoài.
3. Đất trồng
Đất trồng Tùng La Hán không cần có quá nhiều dưỡng chất nhưng đất phải thoáng để vừa tạo độ thoáng và mùn ta có thể dùng tro trấu, sơ dừa, xi than, đá perlife, xỉ than trộn vào mới đất.
4. Phân bón
Về phân bón, tùng la hán dáng trực là loại cây mọc tự nhiên. Chính vì vậy, nó không đòi hỏi quá cao về phân bón. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý tới dinh dưỡng cho cây bằng cách mỗi năm bón thêm phân kali để thân chắc khỏe và lá xanh hơn.
5. Nhân giống
Nhân giống bằng hình thức gieo hạt: Khi quả đã chín đó, chính là thời điểm mà hạt của Tùng La Hán đã già. Đem hạt gieo vào khoảng đất mịn, để ở nơi bóng râm đợi khoảng 1-2 tháng hạt sẽ phát triển thành cây con. Khi cây con đã cứng cáp thì đem trồng. Tùng La Hán có thể gieo vào các mùa trong năm, tuy nhiên vào mùa xuân là thích hợp nhất.
Giâm cành: Chọn cành bánh tẻ khoảng 10cm, cắm vào khay đất mịn và râm mát, khoảng 3 tháng đảm bảo độ ẩm cho cành phát triển tốt. Bạn nên sử dụng thêm thuốc kích rễ để tỷ lệ cành sống có thể đạt tới 90%. Để thêm một thời gian ngắn nửa, khi mà rễ phát triển hơn, có thểm đem trồng.
Chú ý: có thể có những trường hợp chỉ giâm một thời gian ngắn, đoạn cành giâm đã phun lá non. Đó là những chồi chuẩn bị phun vào dịp ta cắt tỉa cành. Do vậy nếu nhổ lên đem trồng khi đoạn giâm chưa có rễ cây sẽ chết.
Phương pháp chiết cành: Vào mùa xuân là thời điểm thích hợp chiết cành Tùng La Hán. Chọn lựa những cành khỏe, trưởng thành, khi chiết chú ý để rễ thật già mới cắt và đem trồng.
6. Sâu bệnh thường gặp
Khi trồng tùng la hán, chúng ta cần chú ý những loại sâu bệnh như sau: rầy mềm và sâu vẽ bùa. Thời điểm chúng phát triển và tấn công mạnh nhất chính là khi cây ra đọt non. Cách tốt nhất để bạn phòng ngừa đó chính là phải ngắt hết lá khi có hiện tượng đã úa, bị sâu ăn hay héo.