Tử đằng là một loại hoa rất nổi tiếng ở xứ sở hoa anh đào và toàn thế giới. Cây có các chuỗi hoa dài tuyệt đẹp, cực kỳ sai hoa và hương thơm dịu dàng. Hoa còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, về tình yêu, sự may mắn tài lộc. Nếu như các nước Phương Tây hoa hồng là biểu tượng của tình yêu lứa
A. ĐẶC ĐIỂM của Cây Tử Đằng
Tên thường gọi: Hoa Tử đằng
Tên khoa học: Wisteria sinensis
Họ: Đậu
Nguồn gốc: từ châu Mỹ
1. Đặc điểm hình thái
Hoa Tử Đằng thuộc dạng cây thân leo gỗ và có lá mềm, trong điều kiện lý tưởng loài cây này có thể cao đến 30m.
Lá mọc xen kẽ nhau dài từ 15 – 30cm, mỗi cành thường mọc từ 5 – 15 lá xếp thành hình lông chim.
Hoa mọc thành chùm trong cành rủ xuống và dài từ 10-80cm rất đẹp, hoa có màu tím, hồng, trắng, tím đỏ hoặc vàng. Hoa tử đằng đặc biệt có mùi thơm nhẹ.
Hạt được tạo thành dây và có chất độc.
Rễ cọc sâu, rất ít rễ phụ và sinh trưởng rất nhanh, có tuổi thọ lâu dài và có thể leo bám
2. Đặc điểm sinh học
Hoa tử đằng được yêu thích và ưa chuộng không chỉ bởi sự xanh tốt, sắc hoa quyến rũ lòng người mà còn vì chúng có khả năng chịu nắng tốt, có thể trồng ở ngoài trời mà ít khi phải tưới nước.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Hoa tử đằng không còn xa lạ với người Việt Nam khi giờ đây đã có nhiều tour du lịch cũng như các chuyến bay đến Nhật Bản để ngắm loại hoa vô cùng ấn tượng này. Hoa mọc thành chùm dày, cuống hoa rủ xuống nhìn từ xa như thác đổ, cây càng phát triển leo cao hoa càng mọc nhiều như áng mây mơ màng trải dài miên man, sắc hoa đa dạng từ trắng, hồng, phớt đỏ, xanh lam và tím biếc.
Hoa có hương thơm ngọt ngào quyến rũ được sử dụng trong điều chế nước hoa và sản phẩm dưỡng da. Một điều ít ai biết là hoa tử đằng có thể ăn được nữa đó! Cùng với hoa violet, bồ công anh và hoa hồng, hoa tử đằng là nguyên liệu không những đẹp mắt mà còn làm nên những món giải khát ngon miệng.
2. Trong phong thủy
Hoa Tử Đằng mang ý nghĩa của sự may mắn, một sự khởi đầu thuận lợi, một cuộc sống nhiệt huyết, mãnh liệt của tuổi trẻ và mang ý nghĩa của sự bất hữu về thời gian.
Mỗi màu hoa Từ Đằng mang một ý nghĩa khác nhau:
+ Màu tím tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt của một tình yêu vĩnh cửu, những cảm xúc cho tình yêu.
+ Màu trắng mang ý nghĩa tình bạn thuần khiết, tinh khôi và may mắn.
+ Màu xanh biểu trưng cho một sự khởi đầu tốt đẹp.
Ngoài những ý nghĩa ở trên thì hoa tử đằng còn biểu tượng cho sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, đó là sự viên mãn, là sự yêu thương, sự kính trọng.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TỬ ĐẰNG
1. Nước
Thường xuyên làm cỏ xung quanh cây khi cây còn nhỏ và tiếp tục làm cỏ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây.
Đảm bảo cung cấp lượng nước cho cây, tuy nhiên tránh tưới nước quá nhiều.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Hoa Từ Đằng sinh trưởng chủ yếu ở vùng có khí hậu mát lạnh, chịu lạnh rất tốt, nhiệt độ cao cây khó phát triển.
3. Đất trồng
Đất trồng hoa tử đằng chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp, trộn thêm một ít phân hữu cơ, xơ dừa là có thể sử dụng được. Nếu có thể thì nên chọn các loại đất giàu dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt hơn.
4. Phân bón
Mỗi mùa xuân, cây tử đằng cần được bón một lớp phân hữu cơ như phân gà, phân trùn quế, phân bò, …
Vào khoảng tháng 3 nên bón thêm một lần phân NPK để cây sinh trưởng tốt, chuẩn bị cho lứa hoa mới.
5. Nhân giống
Cây tử đằng có thể trồng từ hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên, những cây được trồng từ hạt thường mất khá nhiều năm để phát triển và ra hoa nên giâm cành trở thành phương pháp phổ biến nhất để trồng và nhân giống cây tử đằng.
6. Sâu bệnh thường gặp
Các loại sâu bệnh thường gặp ở cây tử đằng
- Bệnh đốm thân và đốm lá
- Úng rễ và thối rễ
- Các bệnh do vi rút và nấm và nấm mốc
- Côn trùng như bọ cánh cứng Nhật Bản, rệp, rệp sáp và sâu đục lá
Nên sử dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm hữu cơ để diệt sâu bệnh hại và kiểm tra cây thường xuyên