| 고객 지원 핫라인: 0941395708

Cây Trúc Nhật

제품 코드: TNB-032
등록 상표: Việt Nam
보증 기간: 업데이트 중

Cây Trúc Nhật được biết đến là loại cây cảnh không chỉ giúp loại bỏ khí độc, điều hòa không khí, trang trí ngôi nhà mà còn là cây xanh phong thủy được nhiều người yêu thích và lựa chọn. Cùng tìm hiểu đặc điểm cũng như cách chăm sóc loại cây này và xem mệnh của bạn có hợp Cây Trúc Nhật không nhé.

연락하다
품절
조언이 필요합니다: 여기
근무 시간: 주중 오전 7시부터 오후 5시 30분까지

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TRÚC NHẬT

  • Tên thường gọi: Trúc Nhật, Cây Trúc Đốm,...
  • Tên khoa học: Dracaena Surculosa Punctulata
  • Họ: Tre
  • Nguồn gốc: Châu Phi

 

1. Đặc điểm hình thái

Cây Trúc Nhật đó là cây mọc thành bụi, giống như cây tre. Từ thân chính sẽ có nhiều nhánh nhỏ mọc ra, lá cây có hình thuôn dài và có màu xanh bóng. Đầu lá nhọn có mũi, gốc có cuống rất ngăn và có bẹ nhưng nhỏ. Nhìn kỹ sẽ thấy phiến lá có màu xanh nhạt với nhiều đốm loang lổ tròn màu tắng hay vàng nhạt. Chiều dài của lá khoảng 5 – 7cm, rộng 3 – 4cm.

Hoa của cây nở thành từng cụm dài và khi kết trái sẽ có trắng tinh khiết mang lại cảm giác nhẹ nhàng. Những cánh hoa chụm vào nhau ở đỉnh tạo thành cụm hoa dạng chùm dài và có cuống chung vươn ra. Chiều cao trung bình khoảng 50 – 100cm, không quá cao nên thích hợp với không gian gia đình.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Loại cây này chịu bóng, thích hợp với những môi trường có độ ẩm tương đối. Tốc độ tăng trưởng của cây ở mức trung bình và dễ sống, tuy nhiên bạn cần nắm được cách chăm sóc sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây không chỉ là tiểu cảnh mà còn được trồng nhiều ở sân vườn, công viên để tạo bóng râm. Đặc biệt nhà hàng, quán café hiện nay trồng rất nhiều.

Bên cạnh tác dụng làm đẹp, nó còn có tác dụng thanh lọc không khí, điều hòa nhiệt độ. Đặt một cây trong nhà sẽ giúp bạn xua tan cái nóng của mùa hè, tốt cho sức khỏe nữa đó.

 

2. Trong phong thủy

Trong phong thuỷ, cây trúc nhật có thân cây cao ráo, mảnh mai, thể hiện cho sự ngay thẳng, bản lĩnh nhưng không kém phần thanh nhã, mềm mại của người quân tử. Cây cũng thường được trồng trong chậu sứ tráng men trắng, nhằm tôn lên vẻ đẹp của cây và khẳng định lối sống thanh cao của người quân tử.

Trúc nhật cũng là loài cây có sức sống mãnh liệt, có thể xanh tốt quanh năm trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Chính vì thế, cây Trúc Nhật còn là biểu tượng cho sự kiên cường, bất khuất, dám đương đầu với mọi khó khăn của con người.

Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, chữ “trúc” gần âm với “chúc” mang ý nghĩa chúc phúc cho mọi điều tốt đẹp. Theo phong thủy Trung Quốc và một vài nơi ở Việt Nam, trồng cây trúc nhật trong sân nhà sẽ mang đến may mắn và xua đuổi điềm dữ cho cả gia đình, giúp cả nhà luôn vui vẻ, hòa thuận.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TRÚC NHẬT

1. Nước

Cây cần tưới nước thường xuyên nhưng không được tưới quá nhiều, nếu dư nước sẽ dễ úng gốc, rễ và sinh ra bệnh như nấm. Bạn không nên để đất quá khô rồi mới tưới, như vậy cây dễ sốc và chết. Bên cạnh đó thời điểm thích hợp để tưới cây là sáng sớm hay chiều mát, không nên tưới lúc trưa sẽ làm cây dễ chết.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Là loại cây ưa bóng râm, độ ẩm vừa phải, không quá cao. Thời gian đầu mới trồng bạn nên để cây trong bóng râm, sau khoảng 1 tháng nên đem ra phơi những nơi có nắng nhẹ vào buổi sáng khoảng 2 – 3 ngày. Không nên đặt cây dưới ánh nắng gay gắt vào buổi trưa vì sẽ làm cháy lá và chết cây.

 

3. Đất trồng

Nên chọn loại đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoáng khí và có khả năng thoát nước tốt. Độ ẩm của đất tương đối, không nên quá nhiều sẽ khiến cây khó phát triển. Trước khi trồng bạn nên vệ sinh đất, bón thêm phân sẽ tạo thế cho cây phát triển về sau.

 

4. Phân bón

Cây không cần quá nhiều phân bón. Tuy nhiên bạn cần cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây nửa năm 1 lần. Bạn có thể sử dụng phân bón hòa loãng với nước để tưới, bón phân NPK hoặc sử dụng phân hữu cơ để bón quanh gốc cây.

 

5. Nhân giống

Bằng phương pháp tách bụi và phương pháp giâm cành

Bạn chuẩn bị đất trồng cho cây, đảm bảo đất tơi xốp, đủ độ ẩm, có thể trộn thêm xơ dừa hoặc tro trấu

Tiếp theo, bạn chọn 1-2 cành cây khỏe mạnh, không có sâu bệnh. Sau đó giâm cành xuống đất. Bạn cần ấn chặt cành xuống đất để tạo thành rễ cho cây. Bạn tưới nước hằng ngày đến khi cành ra rễ

Lúc này, bạn có thể mang cây trồng trong chậu. Bạn đặt cây vào giữa chậu, sau đó lấy đất đắp và nén chặt quanh gốc cây, sao cho cây có thể đứng thẳng. Đồng thời, bạn tưới nước cho cây ngay sau khi trồng.

 

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây trúc nhật:

  • Khi trồng cây trúc nhật đã mọc cao thì nên cắm thêm cọc để cây không bị gãy đổ.
  • Bạn cũng có thể trồng cây thủy canh và thay nước 1-2 tuần/lần.
  • Chỉ nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, không tưới lúc trưa làm cây dễ chết.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Nấm rễ

Khi bị thừa nước, rễ cây sẽ hình thành bướu và thối rễ, đồng thời lá cây cũng dần chuyển qua màu vàng và rụng dần. Úng nước xảy ra khi cây được cung cấp quá nhiều nước. Dẫn tới nguồn oxi trong đất bị thiếu hụt làm quá trình trao đổi khí bị cản trở. Ngoài ra, quá nhiều nước tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, hình thành CO2 và một số chất đốc cho cây.

 

Đốm lá

Có nhiều lý do dẫn đến bệnh đốm lá. Tuy nhiên, cây Trúc Nhật đặc biệt nhạy cảm với Florua trong nước. Việc sử dụng nước có chứa Florua có có thể tích tụ vào cây theo thời gian. Để xử lý vấn đề này bạn có thể để nước qua đêm trước khi tưới cây. Nhiều hóa chất trong nước, bao gồm Florua sẽ bay hơi khi tiếp xúc với không khí.

 

Vàng lá

Để cây trong phòng kín, ít tiếp xúc với anh nắng sẽ làm cây yếu ớt. Không chỉ vậy, nếu để cây trong điều kiện ánh nắng trực tiếp cũng làm lá cây bị héo, rụng và ngả màu vàng. Ngoài ra, nguồn dinh dưỡng thấp và tưới quá nhiều nước cũng làm cho cây trở nên vàng vọt và chết.

 

Phấn trắng

Khi bị bệnh phấn trắng, lúc này bạn dùng cồn và khăn để lau, không nên sử dụng các hóa chất như thuốc trừ sâu. Chỉ khi nào cây bị sâu bệnh nhiều mới đưa cây ra ngoài để phun thuốc và xử lý.

조회한 제품

카트