Trầu Bà Thanh Xuân còn có tên gọi khác như Trầu Bà Tay Phật. Thuộc loại thực vật họ Ráy có thân thảo, mọc thành bụi nhỏ. Chiều cao trung bình của cây khoảng 70cm. khi trưởng thành có thể đạt kích thước lên tới 1,5m. Khác với những hình dạng lá thông thường, lá của Trầu Bà Thanh xuân có hình dạng rất độc đáo. Lá cây bản to, xẻ nhánh thuỳ sâu giống như chân vịt, bẹ lá ôm sát vào thân và có màu xanh sẫm. Giống với đa số các cây họ Ráy, hoa của loại cây này có hình mo nhỏ mập mạp.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY TRẦU BÀ THANH XUÂN
1. Đặc điểm hình thái
Thuộc loại thực vật có thân thảo, mọc thành bụi nhỏ. Chiều cao trung bình của cây khoảng 70cm, khi trưởng thành có thể đạt kích thước lên tới 1,5m.
Khác với những hình dạng lá thông thường, lá của Trầu Bà Thanh xuân có hình dạng rất độc đáo. Lá cây bản to, xẻ nhánh thuỳ sâu giống như chân vịt, bẹ lá ôm sát vào thân và có màu xanh sẫm.
2. Đặc điểm sinh học
Cây trầu bà thanh xuân có thể được đặt ở trước nhà, ở ban công cửa sổ để ngôi nhà thêm xanh mát. Có thể đặt cây trên bàn làm việc để cây hấp thụ bức xạ từ các thiết bị điện tử, hay đặt cây ở những nơi góc cạnh để che đi khuyết điểm, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Là loại cây ưa bóng râm nên có thể sống tốt trong môi trường phòng kín ít ánh sáng. Rễ cây khỏe mạnh, không sợ úng nước nên có thể trồng thủy sinh hay trong chậu đất đều được.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Tác dụng không thể không kể đến là tác dụng lọc không khí. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, loại cây này thuộc top những cây cảnh hút các khí độc trong môi trường như: Formaldehydes, benzen, nitor, carbon, lưu huỳnh… Những chất có thể gây nên ung thư, dị ứng, mẩn đỏ, các bệnh về da và hô hấp của con người cũng như vật nuôi.
Ngoài những tác dụng kể trên, người ta còn sử dụng làm quà tặng vào những dịp tân gia, khánh thành, khai trương hay chúc mừng các ngày lễ trong năm.
2. Trong phong thủy
Trầu Bà Thanh Xuân được coi là loại cây tượng trưng cho thiên phúc, tài lộc và thịnh vượng của người trồng. Sự sum suê của cây thể hiện sự thịnh vượng, tài lộc về tài chính, quyền uy. Vẻ đẹp này rất phù hợp với những người làm chức vụ cao, giúp họ thăng tiến và thành công trong công việc. Ngoài ra, nếu đặt cây ở đại sảnh, phòng khách sẽ giúp cho căn phòng gia tăng vận khí, đồng thời tạo sự sang trọng cho căn nhà.
Theo ngũ hành, bởi tính cách ôn hoà, có tài ngoại giao nên những người thuộc mệnh Mộc và mệnh Thuỷ rất thích hợp để trồng cây trầu bà thanh xuân. Cây sẽ mang đến phú quý và sự may mắn cho họ cả trong công việc và trong cuộc sống hằng ngày.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TRẦU BÀ THANH XUÂN
1. Nước
Nhu cầu nước tưới của cây trầu bà thanh xuân không cao, vì vậy hàng tuần, bạn chỉ cần tưới cây từ 2 – 3 lần vào buổi sáng sớm với lượng nước vừa phải. Nếu trời quá nóng, bạn có thể phun sương nhẹ thêm cho cây, hoặc khi trời mưa nhiều, đợi khi nào đất quanh gốc thật khô thì mới bổ sung thêm nước.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Là loại cây ưa bóng râm, thích hợp với nguồn ánh sáng dịu nhẹ, tránh ánh nắng gay gắt của mặt trời. Bạn chỉ cần đặt cây ở gần cửa sổ hoặc để trong nhà thì cây vẫn sống tốt. Tuy nhiên, để cây hấp thụ đầy đủ dinh dượng bạn có thể mang cây ra ngoài ánh nắng nhẹ 1 – 2 lần/ tuần.
3. Đất trồng
Loài cây này phát triển tốt nhất khi được trồng trong đất tơi xốp, thoáng khí. Có nhiều dinh dưỡng kèm khả năng thoát nước tốt. Hỗn hợp đất thịt, xơ dừa, mùn cưa, các chất hữu cơ là hỗn hợp đất hoàn hảo giúp cây phát triển tốt nhất.
4. Phân bón
Bón phân cho cây 1 lần/tháng để cây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất.
5. Nhân giống
Phương pháp giâm cành, phương pháp tách bụi:
6. Sâu bệnh thường gặp
Nếu cây bị vàng lá, úa màu thì có thể chúng đã bị sâu bệnh phá hoại, vì vậy bạn hãy tỉa hết những lá vàng úa đi và lau sạch thân, lá cây bằng khăn mỏng thấm nước muối để ngăn ngừa bọ rầy, sâu rệp phá hoại.