| 고객 지원 핫라인: 0941395708

Cây trà my

제품 코드: CTM-052
등록 상표: Việt Nam
보증 기간: 업데이트 중

Nhắc đến hoa trà my người ta lại thổn thức với vẻ đep hoàn mỹ, kiêu xa, quý phái và đậm nét hoài cổ, chúng làm say đắm lòng người yêu hoa cây cảnh và chinh phục được biết bao tâm hồn nghệ sĩ. Mỗi dịp Tết người ta lại về bày trong phòng khách, ngoài hiên nhà hay mang biếu tặng nhau để mang đến  may mắn cũng như tài lộc cho người chơi.

 

연락하다
품절
조언이 필요합니다: 여기
근무 시간: 주중 오전 7시부터 오후 5시 30분까지

 

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HOA TRÀ MY

- Tên thường gọi: Hoa Trà My

- Tên khoa học: Camellia Japonica

- Họ: Theaceae (Chè)

- Nguồn gốc: từ Đông Á

 

1. Đặc điểm hình thái

Trà my là loại cây thân gỗ thành, có nhiều cành, là loại cây lâu năm, tuổi thọ dài nếu được chăm sóc tốt.

Lá dày và nhỏ, hình trái xoan, nhọn ở hai đầu, mép lá có răng cưa, mọc đơn hoặc đối xứng, dày và sum suê hơn những loại cây khác.

Hoa nở phụ thuộc nhiều vào điều kiện nhiệt độ và môi trường, khi nở bung hoa có đường kính từ 8 – 12 cm, cánh hoa khá mỏng mọc thành nhiều tầng uốn quanh nhụy vàng, nhìn thoáng qua khá giống với hoa hồng. Hoa có nhiều màu như đỏ, trắng, vàng, hồng, tím.

Chiều cao phụ thuộc vào loại giống nhưng trung bình cao từ 30cm đến 1,5m.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây trà my ưa sáng bán phần , khí hậu ấm và ẩm. có thể chịu rét tốt.

Trà my rất ít rễ vì vậy cây sinh trưởng phát triển chậm.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Không chỉ có tác dụng làm đẹp, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống, trong phương diện y học, hoa Trà My cũng có những tác dụng không thể thiếu. Theo Đông y dân gian, hoa có tính mát, vị ngọt hơi đắng, dùng trong thời gian dài có thể cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Hoa Trà My có thể chế thành trà xanh ngày càng phổ biến hơn với những tác dụng như phòng ngừa ung thư, phòng chống cao huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch, làm đẹp da từ bên trong. Chính vì vậy, loại trà chế biến từ hoa đang được rất nhiều người biết đến hơn.

Ngoài ra, hoa còn được dùng trong các phương thuốc cổ truyền có thể chữa trị các bệnh như thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, bị kiết lị ra máu, một số bệnh về da liễu và bỏng nhẹ.

 

2. Trong phong thủy

Với vẻ ngoài thanh tao và cuốn hút, hoa trà my mang nhiều ý nghĩa tinh thần đáng quý. Hoa trà my nói chung có những ý nghĩa như: Biểu tượng của tài lộc phú quý, tượng trưng cho sự hoàn mỹ, đại diện cho sự an khang, trường thọ, …

Với mỗi màu sắc khác nhau, hoa trà my còn có những ý nghĩa riêng:

Hoa trà my màu trắng khá hiếm trong tự nhiên, mang ý nghĩa thuần khiết, thanh cao, biểu tượng của sự giản dị nhưng lại thanh nhã.

Hoa trà my màu vàng được xem như hoa trà nữ hoàng quý phái và sang trọng, ngoài ra còn được xem như biểu tượng của tiền tài và sự may mắn.

Hoa trà my màu đỏ tượng trưng cho sự mãnh liệt nồng cháy của các cặp đôi, bên cạnh đó cũng thể hiện trí tuệ, sự khiêm nhường, lạc quan và thông thái.

Hoa trà my hồng tượng trưng cho thanh xuân và tuổi trẻ, sự đủ đầy và căng tràn sức sống.

Hoa trà my tím tượng trưng cho sự chung thủy, lòng son sắc, sự mộc mạc và chân thành trong tình yêu

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA TRÀ MY

1. Nước

Cây trà my ưa ẩm nên không thể để đất trồng quá khô, chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cây, tuy nhiên tránh để cây bị úng.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Trà my là loại cây ưa râm bóng nhưng vẫn cần ánh sáng thích hợp để phát triển, cần chuẩn bị màn hoặc lưới che thích hợp. Mang cây ra phơi nắng nếu như cây sống quá lâu trong bóng râm.

 

3. Đất trồng

Cây trà my ưa đất ẩm tơi xốp, pH khoảng 5.5 – không ưa kiềm. Đất trồng cần có độ tơi thoát nước tốt nhưng vẫn giữ được độ ẩm cao.

 

4. Phân bón

Phân bón cho hoa rất đa dạng, nhiều chủng loại bán sẵn trên thị trường, tuy nhiên, không nên bón phân cho cây bằng phân hóa học. Phân bón gốc nên là phân chuồng đã ủ kỹ hoặc phân hữu cơ, nhưng phải bón một lượng cực ít hoặc pha thật loãng, và có thể dùng phân bón lá cùng với phân bón gốc. Mỗi tháng chỉ nên bón 2 lần, nếu bón phân nhiều cho cây có thể bị héo rũ, vàng lá, hoặc chết.

 

5. Nhân giống

Có thể nhân giống bằng nhiều cách khác nhau như giâm cành, chiết cành, ghép cành, … Trong đó, giâm cành là phương pháp được nhiều nhà vườn sử dụng vì tỷ lệ cây con sống sót cao nhất, lại nhanh cho hoa.

Để cây con dễ sống sót thì quá trình lựa chọn cây mẹ là rất quan trọng. Nên chọn cây lâu năm, cây mẹ phải khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, như vậy thì cây con mới càng khỏe mạnh, xanh tươi. Chọn cành giống tốt nhất là cành bánh tẻ, không quá non cũng không quá già, cành này phải phát triển tốt, không sâu bệnh, không bị tổn thương.

Sau khi chọn được cành, dùng kéo hoặc dao thật sắc cắt đoạn cành dài từ 5 – 7cm, trên cành cây có khoảng 3 – 4 mắt là tốt nhất. Lưu ý, nên chọn những cây mẹ có nhiều hoa và hoa nở đẹp, như vậy cây con sẽ có khả năng ra hoa đẹp cao hơn.

Đất để giâm cành hoa Trà My nên là đất cát sông, sau khi lấy đất về cần đãi bỏ các tạp chất có lẫn trong đất, sau đó tiến hành phơi khô để diệt khuẩn cũng như nấm bệnh có trong đất. Trước khi trồng hoa Trà My có thể bón phân hữu cơ để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng nuôi cây. Đổ cát vào chậu hoặc khay dùng giâm cành, nên có lỗ thoát nước dưới đáy chậu hoặc khay để cành không bị úng.

Cành dùng làm giống sau khi cắt sẽ được ngâm vào trong dịch kích thích ra rễ trong khoảng 1 – 2 tiếng. Như vậy sẽ giúp cành giống ra rễ con nhanh hơn. Khi giâm cành giống xuống đất cần lưu ý chọn hố phù hợp với kích thước cành giống, nén đất chặt vừa phải, để cành không bị đổ nhưng phải đủ thoáng khí cho cành giống ra dễ.

Thời điểm thích hợp để tiến hành giâm cành: trong 1 năm có hai thời điểm thích hợp trồng cành giống nhất là vào tháng 1 – tháng 2 hoặc tháng 7 – tháng 8 hàng năm.

Đối với những cây nhân giống bằng giâm hay chiết cành thì sau 2 năm sẽ cho mùa hoa đầu tiên. Cây giống trồng bằng hạt thì phải sau khoảng 4 năm mới cho mùa hoa đầu tiên.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Đối với cây hoa trà rất dễ các loại bệnh hại do nấm gây nên các bệnh đốm đen, bồ hóng và các sâu hại tấn công như rầy, rệp, bọ trĩ, các con sâu non tấn công, trích hút trên cây hoa trà.

조회한 제품

카트