Cây Thủy Tùng trong tự nhiên là loại cây mọc và sống trung gian giữa đất và nước nên bản thân nó mang ý nghĩa của sự hài hòa rất tốt trong ngũ hành phong thủy. Cây phù hợp làm cây để bàn, quầy lễ tân, trang trí nhà, quán cà phê...
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THỦY TÙNG
1. Đặc điểm hình thái
Cây Thủy Tùng có thể cao đến 30 m hay hơn, đường kính thân 0,6 – 1 m hay hơn. Vỏ dày, hơi xốp, màu xám, nứt dọc. Cây có rễ khí sinh không bị ngập, phát sinh từ rễ bên, cao 30 cm, mọc lan xa cách gốc tới 6–7 m.
Lá có 2 dạng: Ở cành dinh dưỡng có hình dùi, dài 0,6-1,3 cm, xếp thành 2-3 dãy và rụng vào mùa khô, ở cành sinh sản có hình vảy, dài 0,4 cm và không rụng. Nón đơn tính, cùng gốc, mọc riêng rẽ ở đầu cành.
Nón cái hình quả lê, mỗi vảy mang 2 noãn. Sau khi thụ tinh các vảy hóa gỗ và dính nhau ở gốc tạo thành một nón dài 1,8 cm, rộng 1,2 cm với các vảy gần như liền nhau 7 – 9 mũi nhọn hình tam giác, hơi uốn cong ra phía ngoài.
Mỗi vảy mang 2 hạt, hình trứng, dài 13 mm, rộng 3 mm, mang cánh hướng xuống dưới. Loài này có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên vì bị khai khác quá mức do gỗ không bị mối mọt, cong vênh, thớ gỗ mịn, và có mùi thơm.
2. Đặc điểm sinh học
Vỏ cây dày, hơi có độ xốp và có những đường nứt dọc theo thân cây. Gỗ của cây cứng, không mối mọt, cong vênh, có mùi thơm và thớ gỗ mịn vậy nên nó là một trong các loại gỗ rất quý hiếm.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây thủy tùng kích thước nhỏ hiện nay được nhân giống khá nhiều và bày bán phổ biến. Với thân dáng đẹp, xanh mướt nên cây có thể được đặt để trang trí ở bàn làm việc, văn phòng hay sảnh chờ.
2. Trong phong thủy
Cây thủy tùng là loại cây thanh cao, sức sống bền bỉ. Thủy tùng có dáng thẳng nên được ví như người quân tử. Trong phong thủy, nó tượng trưng cho nét đẹp ngay thẳng, thanh khiết và không nhún nhường thường phù hợp cho nam giới. Thủy tùng đứng đầu trong bộ tứ Tùng - Cúc - Trúc - Mai, vào thời xưa, chúng rất được các gia đình quan lại, quý tộc trồng để cầu cho danh vọng, tiền tài.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY THUỶ TÙNG
1. Nước
Có lẽ yếu tố quan trọng đầu tiên đối với cây Thủy Tùng là nước, cây ưa ẩm nên cần cung cấp nước thường xuyên cho cây, thuộc loại rễ khí sinh nên cây không sợ bị úng, nhưng tốt nhất thì ta cũng lên trồng phần thân nhô cao. Và cách tốt hơn có thể chúng ta mua cây thủy sinh thì ta sẽ không phải lo việc tưới nước.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây Thủy Tùng thuộc cây bán râm, ưa ánh sáng nhẹ và được che đi phần ánh nắng gắt, nhiệt độ phù hợp là từ 18-25 độ C, Nếu để cây trong phòng thì nên thỉ thoảng đưa cây ra ngoài nắng và thời điểm sáng sớm hoặc chiều tối, tránh ánh nắng gắt buổi trưa mà hè.
3. Đất trồng
Loại đất thích hợp với cây là loại đất có nhiều mùn, giữ ẩm tốt, nhưng không đọng nước, ta có thể lấy sơ dừa, trấu, dớn…
4. Phân bón
Phân bón là một yếu tố không thể thiếu đối với cây trồng chậu. Để cây thủy tùng phát triển xanh tốt, mang lại nhiều vượng khí, 15 - 20 ngày/ lần bạn sử dụng các loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế viên nén, phân dê… bỏ gốc cho cây.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần kết hợp phân bón qua lá để cây được đầy đủ dinh dưỡng, bạn có thể sử dụng đạm cá, vitamin B1, dịch chuối, Org Hum, Seasol, bánh dầu nước, Seaweed… định kỳ 10 - 15 ngày/ lần.
5. Nhân giống
Ta có thể nhân giống bằng cách tách bụi để đạt được hiệu quả cao nhất.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây thủy tùng phải đối mặt với những bệnh như vàng lá, khô lá, rụng lá. Bạn có thể tự chữa cho cây bằng cách cắt bỏ những phần nhiễm bệnh để tránh những bộ phận này lây bệnh cho toàn bộ cây.