| 고객 지원 핫라인: 0941395708

Cây Thông Mã Vĩ

제품 코드: CTMV-036
등록 상표: Việt Nam
보증 기간: 업데이트 중

Cây thông mã vĩ hay còn gọi là đuôi ngựa tượng trưng cho mùa đông, lễ Giáng sinh, mang lại sự an lành, bình yên hạnh phúc cho ngôi nhà. Cây này thường được trồng hai bên lối đi hoặc là dùng trang trí trong nhà trong dịp lễ Giáng sinh và Năm mới.

연락하다
품절
조언이 필요합니다: 여기
근무 시간: 주중 오전 7시부터 오후 5시 30분까지

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY thông mã vĩ

- Tên thường gọi: Cây Thông  Mã Vĩ

- Tên khoa học: Pinus massoniana

- Họ: Thông

- Nguồn gốc:Trung Quốc

 

1. Đặc điểm hình thái

Thân cây: Thân cây thông mã vĩ hình trụ đứng cao, độ dài 40m. Thân cây có vỏ màu xám hồng khi già sẽ có hiện tượng bong lớp mảng đó. Cây thông thường có nhựa, đối với loại mã vĩ này thì nhựa tương đối ít có mùi thơm nhè nhẹ. Trải dọc thân cây là những phân cành cao rộng.

Lá cây: hình kim dài 15 đến 20cm. Lá thông mềm, thường hay rủ xuống, màu xanh vàng chỉ có đầu lá màu đỏ.

Hạt: Hạt thông đuôi ngựa màu nâu nhạt, có cánh mỏng dài khoảng 1,5cm.

Quả: non màu xanh, khi quả chín chuyển sang màu cánh gián, nhân hạt chắc, cứng, hạt có nhiều dầu.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây thích hợp với những khu vực có nhiệt độ không khí trung bình năm trong khoảng 18-21,50C. Cây thông đuôi ngựa vĩ ưa sáng, nóng ấm.

Rễ cây bám chặt lòng đất có độ PH 4,5 – 6. Và mọc ở nhiều vùng đất đa dạng như đất bạc màu, chua và khô hạn.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Thành phần hoá học thông đuôi ngựa

So với thông nhựa và thông ba lá thì thông đuôi ngựa cho năng suất nhựa thấp hơn. Song vẫn là nguồn cung cấp nhựa để lấy colophan và tinh dầu thông đáng kể. Trong nhựa thông đuôi ngựa thì hàm lượng tinh dầu có khoảng 30-35%, colophan khoảng trên dưới 60%. Trong lá chứa 0,2% tinh dầu và trong nón cái cũng chứa 0,2-0,4% tinh dầu. Thành phần chính trong tinh dầu lá là các hợp chất pinen, còn trong tinh dầu nón cái là limonen.

 

Công dụng thông đuôi ngựa

Nhựa thông đuôi ngựa cũng được sử dụng tương tự như thông 3 lá và thông nhựa.

Một số địa phương tại miền Nam Trung Quốc đã dùng nhựa thông đuôi ngựa làm thuốc chữa sỏi mật, thấp khớp và mụn nhọt.

Gỗ thông đuôi ngựa chứa trên 60% cellulose, nên đây là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy, sợi và gỗ trụ mỏ có giá trị.

Tuy có tính chống chịu kém hơn so với thông nhựa và thông ba lá, nhưng thông đuôi ngựa vẫn được coi là “cây tiên phong”, là đối tượng trồng rừng trên các vùng đất trống, đồi núi trọc, đất đai cằn cỗi, khô hạn.

 

2. Trong phong thủy

Thông được biết đến là loài cây có sức sống mạnh mẽ, sinh trưởng tốt trên cả các loại đất đai khô cằn, sỏi đá, sống sót và xanh tốt một cách “thần kỳ” trong môi trường lạnh giá. Chính vì vậy, loài cây này được xem là biểu tượng của sức mạnh, nội lực và sự kiên định.

Trong phong thủy, Thông Đuôi ngựa là cây may mắn, mang đến sức khỏe, tài lộc và sự thành công. Trồng cây thông Mã Vĩ bonsai vừa chơi cây cảnh vừa thu hút năng lượng, giúp sự nghiệp hanh thông, ngăn chặn tiểu nhân hãm hại.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY THÔNG MÃ VĨ

1. Nước

Thời điểm cây còn non và khi mới trồng cần bổ sung nước hàng ngày. Mỗi ngày tươi từ 1 – 2 lần, chọn thời điểm tưới vào sáng sớm hoặc chiều muộn, tuyệt đối không tưới vào buổi trưa nắng nóng. Sau đó lượng nước sẽ được giảm dần theo độ trưởng thành của cây. Khi cây đã cao lớn, chỉ cần tưới khi thấy đất khô.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Thông Mã Vĩ ưa sáng, ưa ẩm, chịu lạnh tốt, phân bố từ khu đồng bằng đến khu vực đồi núi, độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển. Nhưng thông thường cây được trồng chủ yếu ở độ cao dưới 1.200m.

 

3. Đất trồng

Phát triển tốt với loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt, mùn từ ít đến trung bình, pHKCL = 4 – 4,5.

 

4. Phân bón

Cây Thông Mã Vĩ có nhu cầu dinh dưỡng trung bình. Chú ý vào giai đoạn 3 năm đầu của cây, cần bổ sung dưỡng chất để cây phát triển, phân cành tán. Mỗi năm chỉ cần bón 2 – 3 lần lượng nhỏ phân NPK. Nếu có điều kiện thì bổ sung thêm phân hữu cư, phân chuồng ủ hoai.

 

5. Nhân giống

Nhân giống thông đuôi ngựa:

Hạt giống thông đuôi ngựa cần thu ở những cây mẹ sinh trưởng khoẻ, có hình thái tốt, không sâu bệnh, chưa bị chích nhựa hoặc đang chích dưỡng, ở giai đoạn (8-)10-25(-35) tuổi. Hạt thông đuôi ngựa rất nhỏ, 1.000 hạt chỉ nặng chừng 13,6-13,8g.

Hạt tốt, đem gieo ngay tỷ lệ nẩy mầm có thể đạt 82,5 – 98,5%; nhưng nếu lưu giữ ở điều kiện khô lạnh (nhiệt độ 50C và độ ẩm 13-18%) sau 12 tháng tỷ lệ nẩy mầm chỉ còn 55-60%. Kỹ thuật xử lý hạt giống và gieo ươm cũng tương tự như với thông nhựa. Thời vụ gieo hạt thông đuôi ngựa ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta thường từ tháng 9-10 đến tháng 1 năm sau (vụ đông xuân). Nên gieo hạt vào bầu đất. Nếu gieo trong vườn ươm theo rạch trên luống, khi cây thông non đạt 75-90 ngày tuổi cần đưa cấy vào bầu đất.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Giống cây thông này khá khỏe, ít thấy sâu bệnh. Loại cần chú ý đề phòng nhất là bệnh rơm lá thông do nấm Cercospora pinidensiflorae Hori et Nambu gây ra. Biện pháp phòng trừ là dùng chế phẩm sinh học bón trực tiếp xung quanh gốc cây hoặc pha theo liều lượng định sẵn và phun kỹ lên tán cây.

조회한 제품

카트