Cây thiên môn đông là một loại cây có hoa, cây lá màu đẹp được người chơi cây cảnh dùng để trang trí sân vườn, trồng chậu đặt làm cây nội thất - cây văn phòng, chậu treo ở ban công, cửa sổ, bàn học hoặc cũng có thể trồng làm cây thủy sinh, … Những năm gần đây cây được rất nhiều người ưu chuộng.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THIÊN MÔN ĐÔNG
- Tên thường gọi: Thiên môn đông
- Tên khoa học: Asparagus cochinchinensis
- Họ: Măng tây
- Nguồn gốc: Từ Đông Á
1. Đặc điểm hình thái
Cây có dạng bụi leo, sống được nhiều năm và cao từ 1,2 - 1,5m. Cành của cây có hình trụ, gai cong và mọc xoắn vào với nhau tạo thành từng bụi dày.
Lá cây thiên môn đông có đầu nhọn, hình lưỡi liềm là do sự biến đổi của các cành nhỏ, thường được gọi là diệp chi và một số lá khác còn có thể tiêu biến thành vảy nhỏ. Hoa của cây có màu trắng, thường mọc thành chùm và mỗi chùm chỉ mang 1 - 2 bông. Rễ của cây thuộc dạng củ, hình thoi và cũng mọc thành chùm.
Quả là hình cầu, Hạt bên trong màu đen.
2. Đặc điểm sinh học
Cây ưu sáng nhưng không chịu được ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng vào cây, chịu được bóng râm bán phần.
Tốc độ sinh trưởng nhanh. Phù hợp với môi trường có độ ẩm cao.
1. Đối với đời sống
Theo nền Y học Cổ truyền, do rễ của cây thiên môn đông có vị ngọt, xen chút hơi đắng, tính hàn và không mang độc, được quy vào kinh Thận và Phế. Nên có thể sử dụng để giúp lợi tiểu, giảm ho và trị các bệnh về thận hay đường hô hấp như: ho lao, lao phổi, ho ra máu, hen suyễn, đái tháo đường, táo bón,...
Bên cạnh đó, trong nền y học hiện đại ngày nay, vì rễ của cây có tác dụng ức chế dehydrogenase, một dạng men thuộc tế bào bạch cầu lympho cấp tính, tế bào bệnh bạch cầu đơn nhân và tế bào bệnh bạch cầu hạt mãn tính nên thường được sử dụng để ức chế khối u, điều trị bệnh tụ cầu vàng hay trực khuẩn bạch hầu,...
Các bài thuốc phổ biến từ thiên môn đông:
Từ những công dụng đã được liệt kê ở trên, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc phổ biến từ cây thiên môn đông như sau:
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đây chỉ là những bài thuốc dân gian, mang tính chất tham khảo và chưa được khoa học chứng minh về độ hiệu quả. Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho bản thân thì bạn nên hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng.
2. Trong phong thủy
Thiên Môn Đông là loại cây mang rất nhiều ý nghĩa đến cho bạn và gia đình:
Thiên Môn Đông luôn đem lại niềm vui và may mắn cho bạn. Nếu bạn cảm thấy gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, thì đừng chần chừ gì nữa mà hãy sở hữu cho mình một loại cây tuyệt vời này nhé.
Chính vì thế, Thiên Môn Đông được nhiều người trồng trong chậu để bàn bỏ ở văn phòng làm việc, hoặc trồng trong những chậu treo trang trí cây trong nhà của mình. Nhằm mục đích, đem lại tài lộc cho bạn và các thành viên trong gia đình.
Xua đuổi tà khí:
Bên cạnh việc đem lại may mắn và tài lộc thì Thiên Môn Đông còn xua đuổi những hung khí xung quanh bạn. Nhờ đó, bạn sẽ tránh được những điều xui xẻo xảy ra trong cuộc sống. Vì thế, loại cây này được khá nhiều người “tìm kiếm” hiện nay.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY THIÊN MÔN ĐÔNG
1. Nước
Cần chú ý tưới nước 1 ngày 1 lần nhưng với mức độ vừa phải. Loại cây này có một đặc biệt đó là không ưa nguồn nước bị ô nhiễm. Cho nên, bạn cần sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây. Nếu như bạn dùng nước bẩn thì sẽ làm cho lá cây bị cháy và sau một thời gian cây sẽ chết.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cần lưu ý không nên trồng cây ở những chỗ nắng quá gắt. Vị trí lý tưởng trong nhà để cây phát triển tốt nhất là ở cầu thang, ban công, hành lang…
Khi bạn dùng cây Thiên Môn Đông để trang trí trong nhà thì bạn cần đưa ra ngoài nắng 2 lần trong một tuần. Mỗi lần như vậy tối đa không quá 30 phút
Nhiệt độ vừa phải, nếu quá 39 độ thì cây cũng không thể nào sinh trưởng tốt được. Do đó, bạn cần để cây ở những chỗ râm mát.
3. Đất trồng
Khi bạn muốn trồng cây, đầu tiên bạn pha trộn đất trồng cùng với phân hoặc tro để làm tăng thêm thành phần dinh dưỡng. Tiếp đến, bạn đổ đất vào một nửa của chậu và đặt cây Thiên Môn Đông vào ở giữa và thêm đất, vun gốc cho cây.
4. Phân bón
Sau khi trồng, để cho cây sinh trưởng tốt, bạn cần bón thêm phân cho cây theo định kỳ. Bạn có thể sử dụng phân chuồng, phân NPK… nhưng cần phải pha loãng để cây dễ hấp thu nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng phân để bón cho lá giúp đâm ra nhiều chồi hơn.
5. Nhân giống
Nhân giống vô tính bằng mầm: Dùng dao cắt bỏ phần thân lá cách gốc 15-20cm, dung dao nhọn tách ra thành khosmnhor khoảng 3-4 mầm gồm cả phần đế dưới của khóm. Hom giống sau khi được tách và đem giâm vào cát sạch và tưới ẩm cho đến khi ra mầm và rồi mới đem trồng
Nhân giống hữu tính bằng hạt: Hạt giống được làm sạch xát nhẹ bỏ vỏ ngoài sau đó phơi nắng nhẹ cho đến khi khô. Độ ẩm từ 10-12%. Hạt có thể được gieo vào cát hoặc đất tưới đủ ẩm, cây mọc mầm từ 20-30 ngày sau gieo.
6. Sâu bệnh thường gặp
Thiên Môn Đông là loại cây ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải thường xuyên nhổ có và bắt sâu. Làm như thế sẽ giúp cho cây tránh được sự xâm nhập của sâu bọ và phát triển tốt nhất.