Cây Tai Tượng với những đặc tính ưu việt như cây thích hợp phát triển với điều kiện khí hậu nước ta, dễ trồng, ít tốn công chăm sóc lại có màu sắc lá ấn tượng. Nên cây Tai Tượng là một trong những loại cây trồng viền, hàng rào rất được ưa thích. Cây được trồng nhiều phổ biến trong các công viên, bồn hoa, khu đô thị, nhà máy,…
A. ĐẶC ĐIỂM của Cây Tai Tượng
Tên thường gọi: Cây Tai Tượng
Tên khoa học: Acalypha wilkesiana Muell.-Arg.
Họ: Thầu Dầu
Nguồn gốc: từ các đảo Nam Thái Bình Dương.
1. Đặc điểm hình thái
Là cây thân gỗ nhỏ dạng bụi nhỏ, thường cao từ 0,8 – 1m. Cây phân cành và nhánh ngay từ gốc nhiều.
Lá Tai Tượng có hình trái xoan nhọn ở đỉnh. Mép lá có hính răng cưa tương đối dày và nhọn. Lá mọc so le và có màu xanh lục, màu đỏ thẫm, hoặc đỏ có đốm vằn xanh.
Hoa cây Tai Tượng là loại hoa đơn tính. Thường mọc thành cụm tập trung ở đầu cành và các kẽ lá gần ngọn. Hoa có màu đỏ và cây có quả dạng quả nang.
2. Đặc điểm sinh học
Cây có tốc độ sinh trưởng: tương đối nhanh. Môi trường ưa thích: Ánh sáng hoặc bóng bán phần, thích môi trường ít gió và đất màu mỡ
Cây tai tượng có màu sắc đẹp và rực rỡ. Chúng thường được trồng thành bụi nhằm tạo hàng rào cho sân vườn hoặc công viên,….
Ngoài ra người ta cũng thường trồng chúng ở trong chậu để trang trí nội, ngoại thất.
1. Đối với đời sống
Cây trồng viền, hàng rào, cây công trình
Với thân nhỏ, phân cành nhiều ngay từ gốc, lá đẹp bắt mắt nên cây Tai Tượng rất được ưa thích. Cây thường được trồng theo bụi, tạo viền, nền, hàng rào, dọc lối đi trong công viên, đường phố, khu đô thị,… Cây mang lại phân cảnh không gian nhẹ nhàng, đẹp mắt lại góp phần thêm sắc màu tô đẹp cho không gian xung quanh.
Cây cũng được ưa chuộng trồng làm tiểu cảnh sân vườn. Hoặc trồng kết hợp với các loại cây hoa cảnh khác trong các công trình cảnh quan nói chung cũng như thiết kế sân vườn nói riêng. Tai Tượng cũng có tác dụng hút các khí bụi độc hại rất tốt. Cây góp phần mang lại sự trong sạch, trong lành cho không khí xung quanh.
Tác dụng làm thuốc trong Đông y
Ngoài tác dụng làm cảnh cây Tai Tượng còn có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Cây có thể dùng làm thuốc để chữa ghẻ, mụn nhọt, thấp khớp, sát trùng, …
2. Trong phong thủy
Trong phong thủy, sắc đỏ của cây tai tượng mang đến nhiều may mắn, mang đến tài lộc và danh vọng cho gia chủ.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY TAI TƯỢNG
1. Nước
Cây tai tượng yêu cầu độ ẩm trung bình, một tuần chỉ nên tưới khoảng 2 lần. Vào mùa khô nắng thì tăng số buổi tưới lên.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Tai tượng ưa sáng và có thể chịu được bóng bán phần. Trồng cây ở những nơi đủ nắng thì màu sắc của lá sẽ sặc sỡ hơn.
3. Đất trồng
Cây Tai Tượng có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Cây rễ chùm nên khi trồng không nên lấp rễ quá sâu,nén chặt đất quanh rễ và tưới nước sau khi trồng
Không nên trồng quá thưa hoặc trồng quá dày để tạo điều kiện cho cây phát triển, vươn tỏa tốt nhất.
4. Phân bón
Định kỳ bón phân cho cây hàng tháng bằng NPK, phân vi sinh, phân đạm. Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc để cây không bị cỏ tranh mất dinh dưỡng. Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại cây để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đặc biệt với cây trồng thành hàng nếu phát hiện sâu bệnh nặng cần loại bỏ ngay cây đó tránh để lây lan sang các cây khác.
5. Nhân giống
Tai Tượng thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Ta chọn cây mẹ khỏe mạnh, không sâu bệnh rồi tiến hành cắt cành giâm to, khỏe, dài 10- 15cm. Rồi tiến hành giâm vào đất, chú ý chăm sóc cẩn thận khoảng sau 20 ngày sau cây sẽ bén rễ.
6. Sâu bệnh thường gặp
Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh hại cây, hay nấm mốc để có biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt với cây trồng thành hàng thành viền, nếu phát hiện sâu, bệnh nặng cần loại bỏ ngay cây bị bệnh đi tránh để lây lan sang các cây khác.