Không còn là một loài cây thường được trồng ở trong sân những ngôi chùa. Mà hiện nay, cây sala còn rất dễ bắt gặp ở tại những nơi như là vỉa hè hoặc các khu công viên. Ngoài ra tại sân vườn một số gia đình sala còn được trồng làm cảnh vô cùng quen thuộc.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SALA
- Tên thường gọi: Cây Sala
- Tên khoa học: Couroupita guianensis
- Họ: Lecythidaceae
- Nguồn gốc: miền Trung – Nam Mỹ
1. Đặc điểm hình thái
Thân cây sala là cây lâu năm thuộc loài thân gỗ lớn, có màu xám đậm chiều cao của cây có thể lên tới 30 đến 35m.
Lá của sala khá là to thuôn dài với màu xanh mướt có độ bóng nhẹ, ở phần gân của lá có màu đậm và nhìn qua trông khá giống với lá của cây lộc vừng. Lá của nó thường sẽ mọc ở đầu cành nhìn như những chùm hoa lớn, chiều dài tầm khoảng 8- 31cm.
Hoa sala sẽ trực tiếp mọc thành từng chùm ở phần thân của cây. Từng chùm hoa có thể dài tận 80cm, trên mỗi chùm có chứa nhiều bông nhỏ gồm 6 cánh chính và thêm 2 hoặc 3 cánh phụ nhỏ.
Quả Sala có bề ngoài hình cầu khá là lớn với vỏ gỗ cứng cáp, quả có màu nâu nhạt. Một cây nó có thể cho ra tối đa tận 150 quả, hình tròn trông giống như một quả bóng, quả của nó có một mùi hôi khá là khó chịu.
2. Đặc điểm sinh học
1. Đối với đời sống
Sở dĩ cây hoa sala được ưa chuộng như vậy là bởi những công dụng đặc biệt như:
Trồng để trang trí
Sala là loài thân gỗ to chắc khỏe, hoa nở trông vô cùng đẹp mắt với mùi hương nhẹ nhàng nhưng không kém phần quyến rũ. Chính vì vậy đây là một loài rất phù hợp để trồng trang trí ở sau khuôn viên nhà, vừa tạo điểm nhấn vừa giúp thanh lọc không khí.
Với chiều cao có thể lên tới tận 35m với những tán cây rộng che phủ một khoảng trời. Sala vừa có thể giúp che bóng mát vừa tô điểm thêm sắc xanh cho khung cảnh thành phố. Thậm chí, ở một số đô thị nó còn được sử dụng để tạo nên một nét riêng biệt không bị trộn lẫn.
Ứng dụng để làm thuốc chữa bệnh
Theo một số nghiên cứu, cho thấy ở trong cây sala chứa một số chất có tác dụng chống nấm cùng với đó là khả năng sát khuẩn rất cao. Đặc biệt thì cây còn có tác dụng hỗ trợ giúp điều trị các bệnh như cảm cúm hay là bệnh đau dạ dày.
Ngoài ra thì bạn cũng có thể sử dụng lá cây Sala để điều trị bệnh về da. Bằng cách là ép lá thành nước và theo một số thông tin cho biết lá non của nó còn có thể làm giảm tình trạng đau nhức răng. Và hạt của cây sala khi chiết xuất ra có thể giúp chống viêm, khử trùng các vết thương cũng như giảm sưng tấy.
Thậm chí, còn có nhiều người sử dụng Sala chữa các chứng bệnh đau bụng đặc biệt hơn nữa là cây hoa sala còn rất tốt đối với phụ nữ. Bởi vì chúng có tác dụng trong việc điều trị rối loạn kì kinh nguyệt hay tình trạng rong kinh.
Làm trà để uống hàng ngày
Hoa Sala thường được phơi khô để là trà thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Với loại trà này không những có thể làm thanh nhiệt giải độc cơ thể mà nó còn có tác dụng sẽ giúp cho bạn có một giấc ngủ ngon. Ngoài ra còn làm giảm đi những triệu chứng hay lo âu và ổn định huyết áp.
2. Trong phong thủy
Theo quan niệm của người dân Ấn Độ thì họ cho rằng hoa cây sala tượng trưng cho thân hình của người phụ nữ. Họ cho rằng nếu như phụ nữ chạm vào búp hoa thì hoa Sala sẽ nở rộ. Chính vì vậy mà tại Ấn Độ thì các thiếu nữ thường sẽ dùng chân của mình để chạm vào cây giúp cho hoa nhanh nở.
Theo Phật giáo thì hoa Sala là đại diện của sự thấu hiểu cũng như nhìn nhận về cuộc sống ở một góc độ rất thuần khiết đó chính là sự vô ưu. Theo đó thì những người sống vô ưu sẽ không có sự phân biệt chủng tộc, giai cấp, giàu nghèo,… Cũng vì lẽ đó mà loài hoa Sala có ý nghĩa như nhắc con người hãy tìm về bản tính sẵn có từ khi sinh ra, vừa hiền lành lại có lòng thương yêu con người.
Ngoài ra cây hoa sala còn được trồng trong sân vườn với mục đích là giúp gia chủ cải thiện phong thủy. Vừa mang lại sự bình yên an toàn vừa giúp xua đuổi tà ma, âm khí cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt sala là loài cây hợp với những người mệnh hỏa, do đó những ai mang mệnh này nên trồng cây sala trong sân nhà để có thể thu hút vận may và bình yên cho bản thân cũng như gia đình của mình.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY SALA
1. Nước
Vào mùa khô ánh nắng gay gắt làm cho đất trở nên khô cằn thì chúng ta hãy tưới cho nó khoảng 1 lần/ 2 ngày và mỗi buổi sáng hoặc khi chiều tà. Còn khi bước vào mùa mưa thì cây không cần tưới nước nhiều, bạn hãy xem độ ẩm của đất để cung cấp lượng nước cho phù hợp nhất.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Đây là loài ưa sáng cho nên bạn hãy chú ý trồng nó ở những nơi có đầy đủ ánh sáng để đảm bảo cây được xanh tốt.
3. Đất trồng
Với loài cây này nó không hề kén đất cũng như môi trường sống nhưng để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây thì chúng ta hãy sử dụng những loại đất có độ tơi xốp tốt. Pha thêm vào phân chuồng hoai hay các loại tro trấu.
4. Phân bón
Để cho cây sala phát triển các thân lá thì bạn cần chú ý việc bón phân định kỳ. Vào 3 tháng đầu khi cây vừa được trồng chúng ta hãy bổ sung phân bón hữu cơ, và đặc biệt chú ý khi đến giai đoạn cây phân cành và cho ra hoa. Lúc này cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và nước để cây sẽ cho hoa nhiều. Khi cây đã được 6 tháng đến 1 năm thì bạn hãy bón định kỳ NPK.
5. Nhân giống
Hình thức nhân giống sala chủ yếu là nhân giống bằng hạt. Lợi dụng ưu điểm của cây là quả có rất nhiều hạt nên việc sử dụng và thu gom ươm hạt của cây cũng khá thuận lợi. Ngoài ra cây tha la còn có các cách nhân giống khác như giâm cành hay giâm rễ.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây hoa sala là loài sinh trưởng tốt với sức đề kháng bệnh cao. Nhưng nó cũng sẽ có những trường hợp bị sâu bệnh tấn công như sâu đục thân hay là sâu ăn lá. Vì thế, chúng ta hãy sử dụng vôi trắng để quét xung quanh gốc cây phòng trừ bị sâu đục thân nhắm đến và bạn hãy sử dụng boocdo 1% khi cây bị sâu ăn lá.