Cây Sài đất được chọn lựa đầu tiên khi sử dụng để trồng nền trang trí sân vườn, cảnh quan đường phố. Bên cạnh đó cây sài đất còn là một vị thuốc được sử dụng để chữa các bệnh viên da cơ địa rất hiệu quả
A. ĐẶC ĐIỂM của Cây Sài Đất
Tên thường gọi: húng trám, ngổ núi, cúc nháp, hoa múc
Tên khoa học: Wedelia chinensis
Họ: Asteraceae (Cúc)
Nguồn gốc: Ấn Độ, Malaysia
1. Đặc điểm hình thái
Sài đất là cây thân thảo, sống dai, mọc bò hoặc đứng thẳng, chiều cao trung bình khoảng 40cm. Thân cây màu xanh, có phủ lông trắng, lá mọc sát vào thân, không có cuống. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, kích thước nhỏ. Viền có răng cưa to và nông. Phiến lá có 1 gân chính và 2 gân phụ, xuất phát từ cuống. Các đường gân nổi rõ trên mặt lá.
Cây ra hoa vào mùa hè, có màu vàng tươi, nhiều cánh, thường mọc ở ngọn. Quả bế, nhỏ, thường không có lông.
2. Đặc điểm sinh học
1. Đối với đời sống
Trong Y Học Cổ Truyền, sài đất có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể, chữa được khá nhiều bệnh phổ biến. Sài đất có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, có vị chua chua ngọt ngọt khá dễ ăn. Trong sài đất chứa dimethyl wedelolacton, norwedelic acid cùng với rất nhiều muối vô cơ và lượng lớn tinh dầu. Đặc biệt nhất trong cây sài đất chứa cả saponin triterpen, chất này tác dụng tương tự như chất saponin có ở trong nhân sâm
2. Trong phong thủy
Cây mang ý nghĩa của sức sống mãnh liệt, ý chí vươn lên.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY SÀI ĐẤT
1. Nước
Sài đất thường mọc tự nhiên nên có khả năng chống chịu khô hạn rất tốt; tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nên giữ ẩm cho đất. Cần tưới nước cho cây 2 ngày 1 lần để giữ ẩm cho đất.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Sài đất là loài cây ưa nắng vì thế chỉ cần trồng ở nơi quang đãng, được hứng đủ ánh nắng mặt trời là cây có thể phát triển tốt. - Nhiệt độ: Cỏ lạc có khả năng chịu nắng và chịu lạnh tốt, phát triển tốt nhất ở 25-35 độ, có thể phát triển trong thời tiết nắng nóng nếu cung cấp đủ nước cho cây.
3. Đất trồng
Cây sài đất không kén chọn đất có thể trồng được trên nhiều địa hình khác nhau.
4. Phân bón
Bổ sung lân NPK định kỳ 3 tháng 1 lần sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh hơn. Gần như không phải bón phân cho cây sài đất cây vẫn sinh trưởng xanh tốt
5. Nhân giống
Cây sài đất chủ yếu trồng bằng cách giâm cành vì tỷ lệ thành công cao. - Cắt cành giâm từ cây mẹ. Chọn vườn cây mẹ khỏe mạnh, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây có sức sống khỏe nên ít chịu ảnh hưởng của nấm bệnh
Sâu thường gặp nhất trên cây sài đất là sâu ăn lá và các loại ốc chuyên ăn lá có kích thước nhỏ tương đương kích thước ngòi bút bi. Đối với sâu trên cỏ lạc thì dễ xử lý và xử lý nhanh hơn nhiều so với bệnh nấm nhé các bạn, chỉ cần dùng các loại thuốc hóa học thông thường