Có bao giờ trong lúc làm việc bạn cảm thấy căng thẳng và muốn hít thở một chút dư vị của cuộc sống không nào? Không khí thật trong lành, mát mẻ thì mới có thể tập trung làm việc có hiệu quả cao được đúng không? Đó là lí do bạn nên chuẩn bị ngay cho mình một bình cây phú quý thủy sinh vừa gọn nhẹ, lọc không khí trong lành lại mang may mắn, phát đạt cho gia chủ.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY PHÚ QUÝ
- Tên thường gọi: Cây phú quý để bàn, phú quý loại nhỏ
- Tên khoa học: Aglaonema hybrid
- Họ: Ráy (Aracacae)
- Nguồn gốc: Indonesia
1. Đặc điểm hình thái
Cây có chiều cao từ 30 đến 70cm. Thân cây được tạo thành bởi các bẹ lá và mang màu trắng pha hồng. Cây có rễ chùm.
Lá Phú Quý mỏng mền, viền lá có màu hồng đỏ, bên trong có màu đậm. Cây rất dễ sống và chăm sóc có thể trồng đất hoặc thủy sinh.
2. Đặc điểm sinh học
Phú quý là loài cây ưa mát, thích nghi tốt với ánh sáng nhẹ ở trong không gian nội thất vì vậy được chọn là cây văn phòng, cây đển bàn phù hợp.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Phú Quý có tác dụng làm mới không gian nội thất nhà; giúp nhà bạn đẹp hơn và tươi mát hơn.
Cây có thể dùng làm quà tặng ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Đây là một cách để lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến mọi người.
2. Trong phong thủy
Tên của cây như thế nào thì nó sẽ mang ý nghĩa như vậy. Phú quý nghĩa là giàu sang, là có nhiều tiền của, công thành doanh toại.
Phú Quý thuộc hành hỏa nên cây sẽ hợp nhất với người thuộc mệnh Thổ, mệnh Hỏa. Màu đỏ của cây là màu của may mắn; vì vậy đây là loại cây biểu tượng cho mọi sự tốt lành.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHÚ QUÝ
1. Nước
Duy trì chế độ nước liên tục đầy đủ cho cây và thay nước thường xuyên để bộ rễ của cây được khỏe mạnh.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Là cây ưa bóng mát. Cây có thể sống được trong môi trường ít ánh sáng, chỉ có ánh sáng điện huỳnh quang.
Tuy nhiên để lá lên mầu đẹp thì bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng buổi sớm và chiều muộn, tránh ánh nắng buổi trưa mùa hè có nhiệt độ cao sẽ khiến lá bị cháy nhìn sẽ không được đẹp.
Nhiệt độ thích hợp nhất là 15 – 28 độ C.
3. Phân bón
Sử dụng phân bón hòa tan hoặc dung dịch dưỡng để bón định kì hàng tháng giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn.
4. Nhân giống
Cây được nhân giống bằng các tách bụi hoặc giâm cành. Đây là 2 phương pháp phổ biến và nhân giống nhanh cho cây.
5. Sâu bệnh thường gặp
Trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy canh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mùi thối, cây vàng lá liên tục thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), liều lượng khoảng 1-2g/ 10 lít nước, nhằm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn.
Cây phú quý là loài cây chống chịu tốt, rất ít sâu bệnh hại. Tuy nhiên thỉnh thoảng cây có thể bị các loại sâu ăn lá tấn công thì bạn có thể dùng tay bắt trực tiếp.
Hoặc nếu bạn là một người sợ các loại sinh vật lúc nhúc này thì có thể sử dụng các chế phẩm trừ sâu sinh học để đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình mà vẫn diệt trừ được sâu hại như dịch tỏi, hoạt chất sinh học Neem Chito, Radiant.