Cây Phú Quý là loài cây cảnh rất được ưa thích để trồng trong nhà bởi những công dụng cũng như khả năng cải vận phong thủy và đem lại may mắn, tiền tài đúng như với tên gọi của mình.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY PHÚ QUÝ
- Tên thường gọi: Cây phú quý để bàn, phú quý loại nhỏ
- Tên khoa học: Aglaonema hybrid
- Họ: Ráy (Aracacae)
- Nguồn gốc: Indonesia
1. Đặc điểm hình thái
Cây có chiều cao từ 30 đến 70cm. Thân cây được tạo thành bởi các bẹ lá và mang màu trắng pha hồng. Cây có rễ chùm.
Lá Phú Quý mỏng mền, viền lá có màu hồng đỏ, bên trong có màu đậm. Cây rất dễ sống và chăm sóc có thể trồng đất hoặc thủy sinh.
2. Đặc điểm sinh học
Phú quý là loài cây ưa mát, thích nghi tốt với ánh sáng nhẹ ở trong không gian nội thất vì vậy được chọn là cây văn phòng, cây đển bàn phù hợp.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Phú Quý có tác dụng làm mới không gian nội thất nhà; giúp nhà bạn đẹp hơn và tươi mát hơn.
Cây có thể dùng làm quà tặng ý nghĩa dành cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Đây là một cách để lan tỏa nguồn năng lượng tích cực đến mọi người.
2. Trong phong thủy
Tên của cây như thế nào thì nó sẽ mang ý nghĩa như vậy. Phú quý nghĩa là giàu sang, là có nhiều tiền của, công thành doanh toại.
Phú Quý thuộc hành hỏa nên cây sẽ hợp nhất với người thuộc mệnh Thổ, mệnh Hỏa. Màu đỏ của cây là màu của may mắn; vì vậy đây là loại cây biểu tượng cho mọi sự tốt lành.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY PHÚ QUÝ
1. Nước
Duy trì chế độ nước liên tục đầy đủ cho cây và thay nước thường xuyên để bộ rễ của cây được khỏe mạnh.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Là cây ưa bóng mát. Cây có thể sống được trong môi trường ít ánh sáng, chỉ có ánh sáng điện huỳnh quang.
Tuy nhiên để lá lên mầu đẹp thì bạn nên để cây ở nơi có ánh sáng buổi sớm và chiều muộn, tránh ánh nắng buổi trưa mùa hè có nhiệt độ cao sẽ khiến lá bị cháy nhìn sẽ không được đẹp.
Nhiệt độ thích hợp nhất là 15 – 28 độ C.
3. Đất trồng
Với bộ rễ khỏe và phát triển khá nhanh, do vậy loại đất thích hợp với cây Phú Quý cần có nhiều mùn và chất dinh dưỡng.
để tạo được loại đất ưa thích cho cây ta trộn thêm sơ dừa, trấu hun, trấu tươi hoai mục…Giá thể cần đảm bảo tưới nhiều không bị nén đất thì cây sẽ phát triển tốt.
4. Phân bón
Cây phú quý không yêu cầu phải bón phân nhiều. Trước khi trồng, bạn nên trộn hỗn hợp đất phù hợp. Sau 20 ngày bạn nên bón thêm các thành phần hữu cơ tự nhiên như phân chuồng hoai, phân trùn quế để bón. Sử dụng thêm phân NPK để bón cho cây 2 tháng/lần.
5. Nhân giống
Cây được nhân giống bằng các tách bụi hoặc giâm cành. Đây là 2 phương pháp phổ biến và nhân giống nhanh cho cây.
Quy trình thực hiện nhân giống cây phú quý bằng phương pháp giâm cành:
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị nhân giống
Chuẩn bị kéo cắt cành, được vệ sinh sạch sẽ. Giá thể trồng: tro + sơ dừa + vỏ trấu + phân bò (tỉ lệ 8:2:1:2). Cho giá thể vào chậu.
Bước 2: Chọn cây mẹ và cắt hom giâm
Chọn cây mẹ khỏe, không sâu bệnh, không quá già, cành bánh tẻ. Những yếu tố đó quyết định 90% kết quả của việc nhân giống.
Độ dài hom từ 5-7 cm. Tương ứng sẽ có 5-7 mắt ngủ. Mỗi mắt ngủ sẽ ra 1 cây con. Mỗi hom như vậy sẽ cho từ 5-7 cây con.
Bước 3: Xử lý cành giâm, hom giâm
Nhúng cành giâm vào dung dịch kích thích rễ khoảng 30s. Không nhúng hom, cành giâm quá lâu trong dung dịch. Sau đó để cho hom giống cho khô khoảng 5-10 phút
Dung dịch kích thích ra rễ được pha như sau: thuốc N3M. pha 20g trên 1 lít nước.
Bước 4: Cắm cành giâm vào bầu
Cắm cành giâm vào bầu đã chuẩn bị trước đó. Cắm nghiêng 1 góc 45 độ. Để sau này cây con mọc lên đủ diều kiện để quang hợp.
Lưu ý: Mỗi bầu chỉ nên để 1 hom giâm.
Bước 5: Chăm sóc cây hom
Cây hom đặt nơi râm mát, tưới nước thường xuyên. Đảm bảo giá thể luôn ẩm
Sau khi thực hiên 5 bước trên, bạn đã hoàn thành việc nhân giống bằng cách giâm cành.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây phú quý ít bị sâu bệnh hại nhưng vẫn có thể bị sâu ăn lá. Bạn có thể dùng tay bắt và tiêu diệt trực tiếp. Dùng dung dịch muối và oxy pha loãng để lau rửa lá cây thường xuyên giúp cây phòng tránh được các loại sâu bệnh.