Cây Nhài Nhật cái tên tuy còn xa lạ với nhiều người, nhưng hiện nay đây là một trong những giống cây được ưa chuộng. Với nhiều đặc điểm khác biệt, loài cây này đã được nhiều gia đình lựa chọn trồng trong nhà.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NHÀI NHẬT
- Tên thường gọi: Cây Nhài Nhật
- Tên khoa học: Brunfeldsia hopeana Benth
- Họ: Cà
- Nguồn gốc: Brazil
1. Đặc điểm hình thái
Cây nhài Nhật là loại cây thân bụi gỗ dáng nhỏ, cây trưởng thành có kích thước trung bình có thể đạt tới chiều cao 2 - 3m. Thân cây dài, thẳng và phân thành nhiều nhánh nên tán cây khá sum suê, rậm rạp.
Lá cây nhài Nhật là lá đơn, màu xanh đậm có kích thước từ 8 đến 10cm theo chiều dài và từ 3 đến 5 cm theo chiều rộng, phiếu lá nhẵn, mặt dưới lá có gân nổi.
Hoa thường mọc dạng đơn hoặc tập trung từ 2 - 3 bông ở đầu cành, hoa có cuống ngắn và cùng nhau hợp thành ống chia thành 5 thùy xòe rộng.
2. Đặc điểm sinh học
Cây nhài Nhật có tốc độ sinh trưởng nhanh, cây ưa thích khí hậu mát ẩm, cây có thể sinh trưởng trong rừng nhiệt đới, trên núi, gần hồ và biển dù thời tiết ở đó cực kỳ lạnh, khắc nghiệt hoặc nghèo dinh dưỡng.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây nhài Nhật mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế bởi hình dáng thanh mảnh, cao đẹp, dễ tạo dáng bonsai, thích hợp trồng ở nhiều nơi, mùi thơm cực kỳ dễ chịu và đặc biệt cuốn hút khi hoa nở rộ góp phần làm đẹp cảnh quan, thu hút ánh nhìn.
2. Trong phong thủy
Về mặt phong thủy, cây nhài Nhật mang ý nghĩa may mắn, tốt lành, thịnh vượng cho gia chủ. Người ta thường trồng cây nhài Nhật trong không gian nhà, khu vườn trước sân để thu hút nhiều năng lượng tích cực cho gia chủ. Hơn nữa, hoa của cây nhài Nhật có hai màu tím và trắng phù hợp với gia chủ thuộc tính hỏa, kim.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NHÀI NHẬT
1. Nước
Cây nhài Nhật có khả năng chịu khô, không chịu úng nên bạn chỉ cần tưới một lượng nước vừa phải, không nên tưới nhiều cho cây, dễ gây chết cây. Duy trì độ ẩm đất từ 60 - 65% để cây phát triển tốt nhất.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây nhài Nhật là loài cây ưa sáng, vì vậy nên chú ý đặt cây tại những vị trí nhiều ánh sáng. Một số vị trí như: ban công, cạnh cửa sổ, sân vườn, … sẽ phù hợp với giống cây hơn.
3. Đất trồng
Cây nhài Nhật thích hợp trồng ở nhiều loại đất khác nhau, đặc biệt là cây sẽ phát triển tốt hơn khi trồng ở đất nhiều mùn, có độ tơi xốp tốt.
4. Phân bón
Cây nhài Nhật có khả năng phát triển trung bình. Sau trồng cây bén rễ thì bạn nên tưới phân bón định kỳ cho cây 15 – 20 ngày/lần. Lượng phân bón mỗi lần bón thúc từ 10 – 15 gram/4 lít nước tưới cho cây.
5. Nhân giống
Cây nhài Nhật thường được nhân giống theo phương pháp giâm cành. Bạn có thể cắt cành để giâm đến khi cành giâm ra rễ rồi thì đem trồng dưới đất trống hoặc trồng chậu. Khi mua giống trên thị trường, bạn cần lưu ý chọn giống cây khỏe mạnh, nhiều tán cây, sạch sâu bệnh.
6. Sâu bệnh thường gặp
Bạn nên tiến hành cắt tỉa sau mỗi đợt ra hoa. Nên cắt các cành yếu, cành sâu bệnh hại để tạo độ thông thoát cho tán cây. Kỹ thuật cắt tỉa hợp lý sẽ kích thích cây sinh trưởng phát triển mạnh mẽ hơn.