Hoa Ngọc Thảo là Một loài hoa hay xuất hiện vào những dịp Tết mang ý nghĩa may mắn, phồn vinh đến cho mọi nhà. Dù là loài hoa dễ sinh trưởng nhưng để trồng tốt hoa này cũng cần phải lưu ý một số điểm. Ở bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu kĩ hơn về hoa ngọc thảo nhé!
A. ĐẶC ĐIỂM của Hoa Ngọc Thảo
Tên thường gọi: Hoa Ngọc Thảo
Tên khoa học: Impatiens walleriana
Họ: Bóng nước
Nguồn gốc: Đông Phi
1. Đặc điểm hình thái
Ngọc thảo là loại cây thân thảo, nếu để ý kĩ bạn sẽ thấy trong thân cây mọng nước. Thân ngọc thảo có màu xanh pha chút xám nhẹ. Đây là loại cây mọc thành bụi với kích thước khá nhỏ. Trung bình cây cao khoảng 20 – 60cm, tuy thấp bé nhưng ngọc thảo cũng có rất nhiều cành nhánh.
Lá cây ngọc thảo có màu xanh đậm, mặt lá nhẵn, mép lá có các răng cưa bao quanh và gân lá có dạng lông chim, với màu nhạt hơn chìm dưới mặt lá. Lá cây ngọc thảo không quá to, với chiều dài khoảng 4 – 6cm và chiều rộng khoảng 3 – 4cm, lá thường mọc dạng mũi mác hơi nhọn ở phần đầu.
Rễ của cây hoa ngọc thảo thuộc loại rễ chùm ăn nông và rộng.
Hoa ngọc thảo có rất nhiều màu khác nhau, những màu thường thấy nhất là hồng, trắng và đỏ. Hoa ngọc thảo có 2 loại phổ biến là ngọc thảo đơn và ngọc thảo kép. Đối với ngọc thảo đơn, hoa có 5 cánh, mọc đan xen với nhau, khi nở hoa bung rộng và mọc dàn ngang với nhau, tạo thành một bề mặt phẳng. Còn ngọc thảo kép thì khi nở cánh sẽ hơi cong và bao lại về phía tâm hoa, giống như cách nở của hoa hồng.
2. Đặc điểm sinh học
1. Đối với đời sống
Hoa cẩm tú cầu làm đẹp
Hoa ngọc thảo rất được ưa chuộng trong trồng trang trí, vì vẻ đẹp nhã nhặn và màu sắc hài hòa của loài hoa này. Chúng mình có thể bắt gặp ngọc thảo ở bất kì đâu. Hoa có thể được trồng thành chậu trưng trong phòng khách, đặt ở sảnh nhà, hoặc cũng có thể trồng ở góc vườn, ban công, hành lang.
Loài hoa này cũng hay được trồng ở những nơi công cộng như công viên, các hàng quán, khách sạn để tăng thêm vẻ đẹp của khuôn viên. Ngoài vẻ đẹp, hoa ngọc thảo còn giúp không khí trong lành hơn, giúp con người thư giãn mỗi khi ngắm nhìn.
2. Trong phong thủy
Ngoài những lợi ích tuyệt vời, trong ngôn ngữ loài hoa, ngọc thảo mang rất nhiều ý nghĩa đấy. Khi trồng ngọc thảo, người ta luôn tin rằng cây mang lại may mắn, tài lộc và những điều tươi đẹp đến người trồng, trong cả công việc cũng như cuộc sống. Vì ý nghĩa này, hoa ngọc thảo rất được người ta ưa chuộng khi chọn làm quà tặng, đặc biệt rất phù hợp để trưng bày dịp Tết.
Hoa mang một vẻ đẹp nhẹ nhàng nhưng đầy mạnh mẽ, nó có khả năng khiến con người vực dậy từ bên trong, đánh thức niềm tin để vượt qua mọi thử thách.
Với các màu hoa tươi sáng, hoa ngọc thảo luôn tượng trưng cho những điều sáng lạng, rạng ngời ở tương lai phía trước.
C. CÁCH CHĂM SÓC HOA NGỌC THẢO
1. Nước
Ngọc thảo là loài cây không yêu cầu quá nhiều nước, tuy nhiên vẫn cần lưu ý thường xuyên tưới nước cho cây.
Bạn có thể tưới nước 1 ngày 1 lần hoặc nhiều hơn tùy vào độ khô và độ thoát nước của đất. Tuy nhiên nhớ lưu ý rằng không tưới đẫm nước để tránh tình trạng cây bị thối gốc nhé.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Ngọc thảo là loại cây ưa bóng, nhưng vẫn chịu được nắng (lưu ý không phải là nắng quá gắt nhé). Do đó, vị trí thích hợp nhất để trồng cây là dưới những tán cây cao, có bóng mát.
Ngoài ra, cũng có thể trồng cây ở ban công hoặc những nơi có ánh sáng khuếch tán như cửa sổ. Nếu trồng cây dưới ánh nắng trực tiếp thì nên có biện pháp che chắn phù hợp để cây có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng hoa ngọc thảo là từ 18 – dưới 30 độ. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm cây bị còi cọc, teo lá và héo úa, tệ hơn có thể dẫn đến chết cây.
3. Đất trồng
Đất trồng hoa ngọc thảo phải đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn theo tỷ lệ sau: 3 đất thịt: 3 phân trùn quế: 2 mụn dừa đã qua xử lý: 2 trấu hun nguyên cánh. Để tiết kiệm thời gian và công sức thì đất sạch chuyên dùng cho hoa kiểng Sfarm là sự lựa chọn lý tưởng.
4. Phân bón
Hoa ngọc thảo cũng không cần quá nhiều phân bón để phát triển. Tuy nhiên nếu có điều kiện, bạn vẫn nên bón phân hữu cơ cho cây khoảng 2 tuần 1 lần, để cây ra tán rộng và cho nhiều hoa. Phân bón dùng cho cây có thể là phân đầu trâu pha loãng với nước. Trong quá trình tưới không được tưới mạnh để tránh làm dập hoa và lá.
5. Nhân giống
Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Bạn lựa chọn một số cành khỏe, độ dài khoảng 4cm – 5cm tỉa bớt lá chỉ chừa một ít trên đỉnh đầu để cây tập trung ra rễ.
Chuẩn bị giá thể: có thể dùng đất cát, 100% mụn dừa, sử dụng mụn dừa trộn với phân trùn quế, giá thể chuyên dụng để giâm cành hoặc phối trộn theo công thức: 3 đất thịt: 3 phân trùn quế: 2 trấu hun: 2 mụn dừa.
Tiến hành giâm: ghim các cành đã được chọn vào giá thể vừa chuẩn bị, sau đó tưới ẩm nước. Những ngày tiếp theo, kiểm tra độ ẩm đất để kịp thời bổ sung nước trung bình có thể tưới 1 lần/ngày. Để cây vào chỗ mát không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau 15 – 20 ngày tiến hành đem ra chậu trồng.
Thời gian lý tưởng để trồng là vào lúc chiều mát. Cho đất đã chuẩn bị vào chậu hoặc bồn cách miệng 4cm – 5cm, trước khi trồng cần tưới ẩm cho đất. Nhẹ nhàng đặt cây vào tránh làm đứt rễ, vỡ bầu gây tổn thương cây. Lấp một lớp đất mỏng nơi cổ rễ, không trồng quá sâu cây sẽ dễ bị thối gốc, ấn nhẹ để cố định. Sau khi trồng để cây ở chỗ thoáng mát khoảng 10 – 15 ngày cho cây ổn định, làm quen với môi trường mới.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây ngọc thảo là loài cây dễ trồng và ít gặp sâu bệnh. Tuy nhiên đối với những loại cây thân thảo như này, cây thường xuyên bị thối gốc và thối lá, nguyên nhân chính là do vị trí trồng cây cũng như việc tưới nước không đúng cách gây ngập úng. Ngoài ra cây cũng dễ dàng bị héo lá nếu ở trong môi trường nắng gắt suốt thời gian dài.
Do đó, cần phải thường xuyên quan sát, khi cây có dấu hiệu héo lá hoặc thối gốc, lá thì phải điều chỉnh ngay cách chăm sóc để cứu cây. Hơn nữa người trồng cần phải thường xuyên cắt tỉa bớt cành để tạo độ thông thoáng giúp cây phát triển tốt.