Cây ngọc ngân là một trong những cây cảnh tiêu biểu tượng trưng cho tình yêu. Cây có vẻ đẹp thanh tao, nhẹ nhàng mà có sức cuốn hút đến lạ kỳ nên thường được đặt trên bàn làm việc. Bài viết sẽ chia sẻ những tuổi nào, mệnh nào nên trồng cây ngọc ngân.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NGỌC NGÂN
- Tên thường gọi: Cây Ngọc Ngân Thủy Sinh
- Tên khoa học: Dieffenbachia Picta
- Họ (familia): Ráy (Araceae)
- Nguồn gốc và xuất xứ: Nam Trung Quốc, Thái Lan, Philippin, Malaysia, Indonesia…
1. Đặc điểm hình thái
Cây ngọc ngân có Lá cây mền, có màu trắng chiếm 80%, 20% màu xanh của viền lá và thân lá. Lá hình bầu dục giống ngọn giáo, mọc không đối xứng, màu xanh đốm trắng, cuốn lá đầy bao bọc một phần thân cây.
Cây thuộc loại thân thảo, sống lâu năm, thân dày, có lá thay thế.
Cây có rễ chùm nên phát triển và sinh trưởng rất nhanh, cây mọc thành từng bụi.
2. Đặc điểm sinh học
Cây ngọc ngân là loài cây ưa bóng, thích nghi tốt với ánh sáng nhẹ ở trong không gian nội thất vì vậy được chọn là cây văn phòng, cây đển bàn phù hợp.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây ngọc ngân còn là loài cây có giá trị thẩm mỹ cao, thường được dùng để trang trí nhà cửa, vườn tược, các công trình cây quan để tạo không gian thoáng mát. Hơn nữa cây còn giúp lọc sạch không khí, loại bỏ bụi bặm, cây còn tỏa năng lượng tích cực giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Cây ngọc ngân còn là món quà rất ý nghĩa cho các dịp lễ, sinh nhật, khai trương, thôi nôi hay các ngày kỷ niệm với ý nghĩa may mắn, tài lộc và thành công.
2. Trong phong thủy
Chữ “ngọc” ý chỉ con người, quan niệm xưa nghĩa ai mang ngọc bên người thì nhờ đó mà tụ lại những sinh khí, vận khí quanh đó về người mang ngọc nên mới có câu “ngọc dưỡng người” cũng như ngọc ngày xưa rất quý giá, không phải ai cũng có để mang và nhiều dạng trong đó có lục ngọc như màu xanh của cây này nên người ta dùng từ này ghép với từ “ngân” để ám chỉ sự giàu sang phú quý.
Cây Ngọc Ngân có sắc trắng lá hình mũi giáo tượng trưng cho mệnh Kim. Chính vì thế cây rất phù hợp với người mệnh Kim, Thủy và Thổ.
Nếu xét về 12 con giáp thì cây không xung khắc với bất kỳ tuổi nào. Tuy nhiên, những người mệnh Hỏa hay mệnh Mộc, trồng cây Ngọc Ngân bạn nên lưu ý những điểm sau:
Ngoài ra, khi cây tươi tốt thì mới sinh vượng khí. Chính vì vậy mà bạn nên chăm sóc chúng cẩn thận nhé.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NGỌC NGÂN
1. Nước
Nên duy trì lượng nước trong chậu cây để đảm bảo cho sự sinh trưởng cho cây. Tránh đổ ngập rễ vì dễ gây úng thối rễ cây.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Nên đặt chậu cây trong bóng râm, hàng tuần nên cho cây tiếp túc với ánh sáng mặt trời để giúp cây quang hợp tốt.
3. Đất trồng
Đối với cây thủy sinh thì chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt chất dinh dưỡng một tuần vào trong nước. Khi thấy nước có mùi thì cần thay nước và loại bỏ rễ thối.
4. Phân bón
Bạn có thể bón phân hữu cơ cho cây khi vừa mới trồng hoặc 2 - 3 tháng thì bón 1 lần, tránh bón gần gốc vì dễ gây cháy gốc.
5. Nhân giống
Cây có thể nhân giống bằng cách tách bụi và giâm cành. Đây là 2 phương pháp phổ biến và nhân giống nhanh.
Đối với cây thủy sinh cách này rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị chậu cây vừa ý, tốt nhất chọn chậu thủy tinh. Cho cây giống vào chính giữa dùng sỏi hay dây kẽm để cố định gốc, cho nước đã pha dung dịch thủy sinh vào là hoàn thành.
6. Sâu bệnh thường gặp
Chú ý cắt tỉa các lá bị hư, thối hay bị vàng, nếu cây bị sâu bệnh bạn có thể mua thuốc trừ sâu hữu cơ để diệt sâu.