Cây Ngân Hậu là loại cây cảnh văn phòng được dùng nhiều để trang trí nội thất, làm tươi mới và mang lại sức sống cho cả không gian và vị trí đặt nó. Cây dễ sống và cách trồng, chăm sóc khá đơn giản nên được ứng dụng rất nhiều. Không những vậy cây còn mang ý nghĩa phong thủy đặc biệt.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY NGÂN HẬU
1. Đặc điểm hình thái
Loại cây này thường mọc thành từng bụi, thân cao trung bình khoảng 20 - 40cm, có cây cao tới 70 - 80cm.
Tán cây ngân hậu xòe rộng từng lớp, được tạo thành từ các lá cây to thuôn dài hai đầu, có màu xanh đậm với nhiều đốm trắng dọc. Mặt dưới của lá có phần gân hình xương cá nổi rõ rất bắt mắt.
Hoa ngân hậu mọc ra từ phần đỉnh, được bao bọc bởi chiếc mo nhỏ màu trắng. Từ hoa phát triển thành những quả nhỏ. Đây là loại quả mọn hình trái xoan, dài khoảng 1 – 2cm. Mỗi quả có một hạt xếp sát nhau thành từng chùm và chung một cuống mập rất đẹp.
2. Đặc điểm sinh học
Cây ngân hậu là loại cây mang nhiều sắc tố nên cần có ánh sáng quang hợp giúp cho lá cây xanh hơn. Mặt khác cây còn thích nghi được cả với môi trường đất và thủy sinh nên thích hợp đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Cây có thể được đặt ở ban công, bàn làm việc, phòng khách, các vị trí nội thất để tăng tính thẩm mỹ.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây ngân hậu được sử dụng chủ yếu để làm cây cảnh trang trí văn phòng, nhà ở, phòng học, ban công, sân vườn,… Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt ở mọi điều kiện thời tiết nên sẽ mang lại vẻ đẹp thiên nhiên sinh động cho không gian.
Ngoài ra, khi đặt cây tại những khu vực có không gian kín sẽ giúp điều hoà lượng không khí, thanh lọc bầu không khí trở nên sạch hơn, hút khí độc, cung cấp oxi dồi dào.
2. Trong phong thủy
Theo phong thủy, cây ngân hậu có thể đem tới may mắn, tài lộc và thành công cho người sử hữu. Bởi vậy có thể thấy rằng, ngân hậu là một loại cây mang ý nghĩa vô cùng to lớn đối với con người.
Theo ngũ hành, cây cảnh nên được đặt ở hướng Đông Nam và Nam – nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào. Ngân Hậu là loại cây chứa nhiều sắc tố nên cần được đặt ở các nơi có ánh sáng quang hợp để lá cây phát triển xanh tươi. Lá càng xanh tươi và đầy sức sống, cây càng thu hút và tỏa ra nhiều vượng khí. Vị trí tốt nhất để đặt cây là ban công, phòng học, phòng làm việc, ...
Do có màu chủ đạo là xanh lá nên cây ngân hậu hợp với những người mệnh Kim, Thổ, Mộc. Những người mệnh này nếu trồng cây Ngân Hậu sẽ gặp được nhiều may mắn trên con đường sự nghiệp.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY NGÂN HẬU
1. Nước
Ngân hậu ưa ẩm nên hàng ngày nên tưới đều lên thân và gốc cây 1 lần để cung cấp độ ẩm. Còn với các cây ngân hậu trồng thủy sinh thì một tuần nên thay nước và cọ rửa bình 1 lần để đảm bảo nguồn nước sạch sẽ cho cây sinh trưởng.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Ngân hậu thuộc vào loại cây ưa sáng nhưng vẫn có thể sinh trưởng được trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên cần phải đưa cây ra ra ngoài ánh nắng tự nhiên (hoặc ánh sáng đèn trực tiếp) 1 – 2 lần mỗi lần khoảng 2 – 3 giờ.
Lưu ý: Không đặt cây ở các vị trí có nắng mạnh kéo dài sẽ làm cháy lá. Hạn chế đặt ở các vị trí gió mạnh vì cây ngân hậu là loại cây mọng nước có phần thân mềm, nếu như đặt tại vị trí nắng và gió mạnh có thể khiến cây bị chết.
3. Đất trồng
Loại đất thích hợp với đa số cây đặt trong nhà là đất tơi xốp, có nhiều mùn nhưng thoát nước tốt. Có thể sử dụng sơ dừa, trấu hun trộn thêm xỉ than để tạo tơi xốp cho cây.
Đối với cây thủy sinh thì chỉ cần nhỏ 2 – 3 giọt chất dinh dưỡng một tuần vào trong nước. Khi thấy nước có mùi thì cần thay nước và loại bỏ rễ thối.
4. Phân bón
Để cây được phát triển trong điều kiện tốt nhất thì ngoài việc cung cấp nước hàng ngày thì nên bón phân theo định kỳ 1 tháng/ 1 lần cho cây. Bằng các loại phân bón như NPK, các loại phân hữu cơ tổng hợp, phân hoai mục, mùn, tro…để gia tăng chất dinh dưỡng cho đất nuôi đây.
5. Nhân giống
Cây ngân hậu được nhân giống bằng cách giâm cành, tách bụi (cách nhân giống này thương được tiến hành lúc thay chậu, đổi đất mới cho cây).
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây ngân hậu thường bị bệnh do môi trường cây ẩm thấp, ít ánh sáng.
Cây bị thối rễ lan rộng lên phần thân, làm lá héo xanh, thân gẫy gập tại vị trí thối thân, có màu nâu đen, chảy nước có mùi hôi. Cần cắt loại bỏ cây thối, kiểm tra đất,m dừng tưới nước nếu đất ẩm quá, điều chỉnh lại chế độ tưới nước. Kiểm tra độ thoát nước của đất và chậu, nếu cần thiết nên thay chậu và đất trồng.
Đây cũng là loại bệnh khá phổ biến, phấn trắng tạo thành các vết trắng, màng trắng bám sau mặt lá, nách lá,...cần lấy khăn tẩm cồn lau sạch các lá cành.
Lá vàng úa, khô héo và rụng, cần di chuyển cây đến nơi thoáng mát, không bị nắng chiếu trực tiếp, phun xịt tạo độ ẩm cho cây. Nếu thấy đất khô nên tưới nước cho cây ngay, không để đất bị khô cằn.