Chúng ta thường thấy cây Me Tây được trồng nhiều ở các công viên, bệnh viện, trường học, ven đường. Vì cây Me Tây tạo bóng mát tốt, dễ trồng vì cây chịu được mọi điều kiện khí hậu thời tiết khắc nghiệt. Ngoài mục đích trồng làm cây xanh, bảo vệ môi trường, phục vụ đời sống con người, cây Me Tây còn được thu hoạch gỗ để tạo ra các sản phẩm nội thất, các mặt hàng mỹ nghệ trang trí nhà cửa như bàn Gỗ Me Tây, ghế gỗ Me Tây, ...
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY ME TÂY
- Tên thường gọi: Cây Me Tây
- Tên khoa học: Samanea Saman
- Họ: Đậu
- Nguồn gốc: Châu Mỹ
1. Đặc điểm hình thái
Thân gỗ lớn. Cây trưởng thành đạt chiều cao từ 15m-25m. Trong điều kiện thuận lợi về đất trồng, ánh sáng và nhiệt độ, cây me tây có thể cao tới 50m.
Thân cây có đường kính lớn (trung bình khoảng 30m). Tán lá rộng. Từ thân cây phát triển ra nhiều cánh nhành. Cành non có một lớp lông mỏng (gần giống với lông tơ nhung).
Lá cây thuộc nhóm lá kép lông chim, gồm từ 2-8 cặp lá nhỏ.
Cánh hoa mềm mại, có màu trắng hồng. Khi hoa nở tỏa hương thơm thoang thoảng, khiến người ngửi cảm thấy dễ chịu.
Quả me tây giống quả đậu. Vỏ màu nâu đen, dài từ 10-20cm.
2. Đặc điểm sinh học
Cây me tây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu và đất trồng. Cây me tây là cây bóng mát, cây cảnh quan trồng đường phố, cây sân vườn trang trí công viên, khuôn viên dân cư, …
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Theo xếp loại của bộ nông nghiệp thì gỗ của cây me tây được phân vào nhóm VI - 6. Tuy gỗ me tây khá nhẹ và mềm, nhưng vân gỗ của nó lại khá đẹp lại rõ nét, uốn lượn giống với các loài gỗ quý. Những loài gỗ hiếm hiện tại rất khó kiếm lại cực kì đắt giá, vì vậy nếu là người yêu thích gỗ hiếm và phong cách rustic thì gỗ mê tây là lựa chọn tuyệt vời nhất đấy.
Dù không được nằm trong nhóm gỗ có giá trị lớn, nhưng gỗ me tây vẫn vô cùng chất lượng khi rất ít khi bị sâu mọt, lại bền trước thay đổi của thời tiết. Vì thế nên chúng được dùng để làm các đồ nội thất rất nhiều như giường, cửa, tủ,... nhất là mặt bàn nguyên tấm vô cùng được ưa chuộng hiện nay.
Chất lượng tốt, nhưng nhờ trồng và chăm sóc đơn giản, lại nhanh thu hoạch nên gỗ me tây có giá cả khá hợp lý, nằm trong mức trung bình. Theo các chuyên gia, thì giá gỗ me tây chỉ cao hơn giá gỗ soài khoảng 25%, gấp đôi gỗ cao su và hơn ván tre ép là 75%.
2. Trong phong thủy
Cây me sống tốt trong môi trường khắc nghiệt do đó thể hiện cho ý chí kiên cường, nỗ lực vươn lên trong những hoàn cảnh khó khăn, thử thách chông gai.
Ngoài ra, me là loài có trái sum suê nên mang ý nghĩa của sự tài lộc trong phong thủy, mang đến những thành quả lớn lao sau những nỗ lực không ngừng.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY ME
1. Nước
Cây me tây chịu hạn cũng như chịu nước khá tốt. Bạn có thể tưới nước cho cây với tần suất 1 lần/ ngày vào buổi chiều tốt, hoặc nếu không có thời gian thì 2 – 3 ngày tưới 1 lần cũng được nhé. Không để bề mặt đất quá khô, cây bị héo là được.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây me tây là loài cây tự nhiên nên phát triển tốt nhất dưới điều kiện ánh nắng đầy đủ. Vì cây có kích thước cao lớn nên ưu tiên trồng cây ở những không gian rộng, đầy đủ ánh sáng để có đủ khoảng không cho cây phát triển.
3. Đất trồng
Chọn loại đất tơi xốp, có thể dùng đất mùn hoặc đất đã qua xử lý (trộn mùn, phân và xơ dừa,…). Bạn còn có thể mua đất tại các nhà vườn trong khu vực cũng được.
4. Phân bón
Bạn nên bón phân cho cây định kỳ 4 – 6 tháng một lần, ngoài phân hữu cơ, phân vi sinh thì nên bón thúc thêm NPK và phân KCL để giúp cây phát triển tốt, cứng cáp hơn, mỗi lần bón dùng một lượng khoảng 0,1 – 0,3kg bạn nhé.
5. Nhân giống
Cây có thể nhân giống bằng cách giâm cành và gieo hạt. Hạt giống lưu trữ tốt ở nhiệt độ môi trường. Hạt tươi vẫn còn ẩm thường nảy mầm tự do mà không cần xử lý trước. Sau khi vỏ hạt khô và cứng, nó cần được xử lý để cho phép hơi ẩm xâm nhập. Bạn có thể tạo một khía trong vỏ hạt (cẩn thận không làm hỏng hạt) hoặc ngâm một lượng lớn hạt giống trong nước nóng trong 3 phút. Trong cả hai trường hợp, hạt giống sau đó được ngâm trong 12 - 24 giờ trong nước ấm trước khi gieo. Hạt được xử lý thường nảy mầm nhanh, trong 6 - 8 ngày trong điều kiện tối ưu.
6. Sâu bệnh thường gặp
Bệnh sâu đục thân: khi phát hiện cây bị sâu ta dùng Supracide (0,5%); Sherpa (0,1%) ; Padan (0,5%); Selecron (0,5%) để phun. Sâu Đục Quả: khi cây ra quả non bạn có thể phun thuốc phòng trừ sâu First 20EC, Sumicidin 10EC hoặc 25EC; Bian 40EC, Sumicombi 30EC, Sevin,… Liều lượng và cách sử dụng thuốc than khảo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Bệnh Rệp Sáp: có thể sử dụng các loại thuốc như: Supracid40EC/ND, Applaud 10WP, Trebon , Suprathion 40EC, Bassan 50EC, dầu khoáng DC-Tron Plus 98,8EC, Butyl 10WP, Bian 40 EC, Bitox 40EC/50EC, Decis,… Lưu ý : Khi quả sắp già nếu tiến hành phun thuốc cần đảm bảo thời gian để giữ an toàn cho người sử dụng quả. Tránh gây ngộ độc hoặc hậu quả không mong muốn.