Cây Mắt Nai với màu sắc tím, đỏ tía kết hợp cùng hoa trắng đặc biệt, loài cây này thực sự là cây yêu thích cho những ai có nhu cầu trang trí khu vườn với tông nền tím hay viền lối đi. Thêm nữa, nó rất dễ trồng và chăm sóc, khả năng phát triển nhanh nên càng được ưa chuộng hơn trong những năm gần đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu về loài cây này nhé.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY MẮT NAI
- Tên thường gọi: Mắt Nai
- Tên khoa học: Alternanthera
- Họ: Rau Dền
- Nguồn gốc: từ Tây Ấn , Brazil
1. Đặc điểm hình thái
Lá mọc đối xứng theo từng cặp phiến lá có độ dài từ 3 - 6cm, rộng 2 - 3cm và có hình trái xoan. Mép lá có lông nhỏ , khi sờ thấy các gân nổi lên. Lá của cây có màu tím đậm.
Thân cây Mắt nai có nhiều nước, mềm và có màu tím giống như lá. Thân cây có nhiều cành mọc ra chồi, mỗi nách có các lá mọc ra.
Hoa Mắt Nai khá đặc biệt, chúng nhỏ và có màu trắng giống như những bông tuyết. Hoa Mắt Nai thường nở vào khoảng tháng 4 đến tháng 5, khi nở sẽ mọc thành từng nhóm, 1 thụ và 2 lép;
2. Đặc điểm sinh học
Là cây có sức sống khỏe, tăng trưởng nhanh. Có thể phát triển tốt trên nhiều loại đất và mọi điều kiện thời tiết. Cây ưa nắng, ưa ẩm, chịu úng kém. Trồng cây nơi nhiều ánh nắng màu sắc lá sẽ càng tươi hơn.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây Mắt Nai có màu sắc nổi bật, thường được trồng làm chữ trang trí cho công viên, khuôn viên trường học, bệnh viện tạo nên cảnh sắc đẹp mắt. Cây Mắt Nai còn được trồng cùng với các loại cây khác như chuỗi ngọc, lá đắng, cô tông mài. để tận dụng màu sắc nổi bật của hoa, từ đó là tôn lên những loại cây khác. Ngoài ra, cây còn là thú vui những những ai đam mê cây cảnh vì thế ta có thể bắt gặp chúng ở các sân vườn biệt thự,...
2. Trong phong thủy
Ngoài việc là một loại cây cảnh, trong phong thủy cây Mắt Nai còn mang lại nhiều ý nghĩa như mang đến nguồn năng lượng dồi dào, thể hiện cho sự thuần khiến, sự vui tươi và sức sống mãnh liệt. Trong cuộc sống, cây là khát khao vươn lên đón vận khí tích cực. Hoa Mắt Nai với dáng vẻ thanh tao, đơn giản không cầu kỳ mang đến sự bình yên cho người trồng.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY MẮT NAI
1. Nước
Nên tưới nước 2 lần/ ngày vào sáng sớm và chiều muộn khi cây còn non. Tưới nhẹ nhàng để tránh đất bắn lên mặt lá. Khi cây lớn thì chỉ cần tưới 1 lần vào gốc vào sáng sớm.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây có thể chịu nắng tốt nhưng trong giai đoạn vườn ươm, cần tránh ánh sáng trực tiếp, trồng trong bóng râm để cây được phát triển tốt. Nếu cây được trồng lâu trong mát sẽ không cho hoa và không rực rỡ như ngoài nắng.
3. Đất trồng
Chọn đất tơi xốp, sử dụng phân mùn, phân hữu cơ để bón cho đất. Trộn đất, phân hữu cơ và rác mùn theo tỉ lên 5:3:2. Cho đất vào khoảng ⅓ chậu. Nếu bạn trồng cây ở bãi đất thì nên phác cỏ và phun thuốc diệt nấm, sâu bệnh trước khi trồng. Gieo hạt lên khay và làm phẳng bề mặt sau đó phủ một lớp đất mỏng, tưới nước và để vài ngày cây sẽ nảy mầm. Khi cây cao khoảng 6 - 6cm, có khoảng 3 - 4 lá thì có thể đem tách ra trồng trong chậu.
4. Phân bón
Lần 1 sau trồng 10 - 15 ngày cần bón đạm, kali theo tỉ lệ 1:1. Khi cây ra nụ , phân nhánh mạnh thì bón phân theo tỉ lệ 1:2. Khi cây ra nụ 90% chỉ cần bón đạm.
5. Nhân giống
Ngoài cách trồng bằng hạt, hoa mắt nai có thể dễ dàng nhân giống bằng phương pháp giâm cành từ những đoạn dài 10-15cm Việc giâm cành có thể giúp cây nhân đôi nhân ba số lượng cây gốc, giúp cây phát triển hoàn toàn mới làm đẹp không gian sân vườn.
6. Sâu bệnh thường gặp
a. Bệnh phấn trắng
Xuất hiện khi độ ẩm không khí cao. Vết bệnh dạng bột phấn màu xám trắng, bệnh chủ yếu hại trên lá, khi bệnh nặng xuất hiện cả trên thân cành, nụ hoa, bệnh này làm rụng lá, thối nụ, hoa không nở
Biện phấp: phun Anvil 5 SC vơi liều lượng 1 lít/ha hay Score 250 ND liều lượng 0,3 lít/ha.
b. Bệnh gỉ sắt
Xuất hiện khi nhiệt độ cao, mưa nhiều.Vết bệnh có dạng ổ nổi, màu da cam hoặc màu sắt gỉ, có ở cả 2 mặt lá. Bệnh này làm cháy lá, lá vàng, rụng sớm.
Biện pháp: phun thuốc Zineb 80 WP liều lượng từ 20 – 50 g/bình 8 lít.
c. Sâu vẽ bùa
Phá hại nặng trên lá, biểu hiện có những đường ngoằn nghèo trên lá, sâu vẽ bùa làm gân lá bị co rúm không quang hợp được.
Biện pháp: Dùng Arrivo hay Karate 2,5EC phun với liều lượng 5-7ml /bình 8 lít.
d. Bọ trĩ: (Thrips tabaci)
Có triệu chứng gần giống như vết hại do nhện gây ra, bọ trĩ chích hút trên lá, khiến lá cuốn lại, gân co rúm, lá vàng khô và rụng đi.
Biện pháp : Sử dụng Politrin P440 ND với liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít hoặc Ofatox 400EC với nồng độ1 – 1,5 lít/ha (8 – 10 ml/ bình 8 lít). Chú ý phunthuốc cần phun ướt đều cả 2 mặt lá.