| 고객 지원 핫라인: 0941395708

Cây Mai Vàng

제품 코드: CMV-026
등록 상표: Việt Nam
보증 기간: 업데이트 중

Cây Hoa Mai vàng là loài hoa tượng trưng cho dịp tết đến xuân về. Cùng với những loài hoa khác đua nhau nở rộ, cây mai cũng khoe sắc vàng tươi rực rỡ mỗi độ xuân về. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về loài cây hoa mai đẹp xinh...

연락하다
품절
조언이 필요합니다: 여기
근무 시간: 주중 오전 7시부터 오후 5시 30분까지

A. ĐẶC ĐIỂM của Hoa Mai Vàng

Tên thường gọi: Hoa Mai Vàng

Tên khoa học: Ochna integerrima

Họ: Mai (Ochnaceae)

Nguồn gốc: Trung Quốc

 

1. Đặc điểm hình thái

Mai vàng là cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây. Thân cây xù xì và nhiều cành nhiều nhánh.

Cây có tán lá thưa, nếu để phát triển tự do thì cây mọc từ hạt có thể cao tối đa tới 20 – 30m. Gốc cây khá to, và bộ rễ cây mai vàng lồi lõm có độ đâm sâu tới 2 – 3m.

Lá mai vàng là lá đơn, mọc xen kẽ so le, có phiến lá dạng hình trứng thuôn dài. Lá có màu xanh biếc nhưng mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng.

Hoa mai vàng là loại hoa lưỡng tính. Hoa mọc ra từ các nách lá và tạo thành từng chùm. Ban đầu là mọc ra những chiếc vỏ lụa hay còn gọi là hoa cái. Sau đó vỏ lụa sẽ nở bung ra xuất hiện những chùm nụ xanh non. Khoảng một tuần sau, nụ hoa sẽ nở thành những cánh hoa mai vàng tươi rực rỡ. Cấu tạo hoa mai thường có 5 cánh nhỏ và mỏng manh nhưng cũng có bông đặc biệt lên tới 9 – 10 cánh. Hoa mai thường nở trong 3 ngày sẽ tàn.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Hoa mai ban đầu vốn xuất xứ từ cây hoang dại. Cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Cây mai được chăm sóc cẩn thận thì hoa nở sẽ rất đẹp và cây có tuổi thọ cao.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Công dụng lớn nhất của cây hoa mai đó chính là trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà, nhất là vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhờ cây có thể tạo dáng, tạo thế đẹp, sắc hoa rực rỡ nổi bật và ý nghĩa tích cực nên hoa mai rất được ưa chuộng và trồng phổ biến trong các gia đình mỗi người.

Bên cạnh đó, cây hoa mai còn có tác dụng làm thành phần cho một số vị thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh. Chẳng hạn như, có thể sử dụng hoa để chữa một số bệnh như tức ngực, lao hạch, ho, bỏng, đau họng và chóng mặt, chán ăn.

Nhiều loại tinh dầu và chất hóa học có lợi như borneol, meratin, farnesol, cineole, benzyl alcohol, carotene,… có tác dụng chống khuẩn và tiết dịch mật tốt.

Từ đó, hoa mai được chế tạo thành những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả, từ các bệnh đau đầu, huyết áp tăng, đau dạ dày, viêm xơ gan mức nhẹ, chướng bụng, đầy hơi, viêm họng, đau khớp, tức ngực, viêm loét,…

Ngoài ra, cây hoa mai còn được dùng để chế biến kết hợp cùng với các loại thịt, cá chép, trứng gà, nấm hương, hải sâm,… thành một số món ăn độc đáo. Ẩm thực tự nhiên, hương vị thơm ngon bổ dưỡng khó có thể cưỡng lại.

 

2. Trong phong thủy

Từ lâu hoa mai là một loài hoa quý mang nhiều tầng ý nghĩa. Giống như miền Bắc có hoa đào thì hoa mai chính là tượng trưng cho miền Nam. Hình ảnh hoa mai là biểu tượng mang lại những điều tốt lành, mang lại sự giàu sang, phú quý. Để những cánh mai nở rộ khi mùa xuân sang thì cây mai phải trải qua mùa đông khắc nghiệt. Thế nên, cây mai tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường và cổ vũ con người vượt qua khó khăn cố gắng đạt được những thành quả tốt đẹp.

Không những thế, hoa mai còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự cao thượng, quyền quý. Chính vì thế mà cây hoa mai thường xuất hiện trên các tựa tranh “hoa khai phú quý” và thuộc một trong bốn loại cây tứ quý là “tùng, cúc, trúc, mai”.

Hoa mai cùng với muôn loài hoa khác đua nhau khoe sắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về thế nên ý nghĩa cây mai ngày Tết là rất quan trọng. Trong đó, ý nghĩa của hoa mai đầu tiên khi hoa nở là báo hiệu năm cũ đã qua đi, một năm mới nữa lại đến. Ý nghĩa hoa mai vàng tươi sáng là tượng trưng cho sự hy vọng, may mắn và phát lộc nên hầu hết gia đình nào cũng không quên chuẩn bị một nhánh mai hay một chậu mai xinh đẹp để trang trí trong nhà.

Dù công việc chuẩn bị Tết bận rộn tấp nập, mọi người vẫn luôn dành thời gian để đi lựa những chậu mai thật đẹp về nhà. Bởi từ lâu ý nghĩa hoa mai ngày Tết đã trở thành một giá trị tinh thần to lớn cho mỗi gia đình.

Theo quan niệm của dân gian cho rằng, cây mai nhà ai nở càng nhiều cánh thì tài lộc, phú quý càng nhiều. Nhất là nếu cây mai đó nở toàn là những bông hoa 7 cánh thì sẽ đem lại ý nghĩa là “đạt cát đại lợi”.

Ý nghĩa của hoa mai vàng còn thể hiện sự đoàn kết gắn bó, niềm vui và niềm hạnh phúc, tình yêu thương rộng lớn. Do đó, mọi người càng thêm thân thiết, gắn bó nhờ ý nghĩa của hoa mai ngày Tết.

Ngoài mai vàng, những cây hoa mai trắng quý giá cũng mang lại những ý nghĩa tượng trưng riêng. Ý nghĩa hoa mai trắng đó là biểu tượng cho người quân tử, khí thế, sự kiên cường và tâm hồn cao thượng, tinh khiết.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC HOA CẨM TÚ CẦU

1. Nước

Cây mai là cây chịu được nắng hạn nên bạn có thể tưới nước 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối. Lượng nước tưới phù hợp, đảm bảo cây không bị chết héo hoặc cũng không quá nhiều gây ngập úng cho cây.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Cây rất chịu nắng, kể cả ánh nắng trực xạ. Vì vậy, đặt cây mai ở khoảng khoát, trống trải cây sẽ sinh trưởng tốt hơn.

Nếu trồng mai ở chỗ rợp, chung quanh có nhiều tán cây cao bóng cả che phủ mất; sẽ cản trở ánh sáng chiếu vào vườn; cây sẽ phát triển chậm, còi cọc, bị các loài sâu rầy và bệnh hại như nấm tấn công

Thế nhưng, nếu gặp hạn hán lâu ngày, làm đất trồng nứt nẻ, không tưới nước đầy đủ và kịp thời, cây sẽ bị héo úa và chết khô.

 

3. Đất trồng

Đất trồng cần được chuẩn bị từ trước với đầy đủ độ ẩm, độ mùn và chất dinh dưỡng. Đất có thể trộn hỗn hợp cùng với xơ dừa, tro trấu, than bùn và phân chuồng hoai mục để tăng độ mùn và chất dinh dưỡng cho đất.

 

4. Phân bón

Để cây phát triển xanh tốt cần bón nhiều đạm và lân cho cây thay vì kali. Có thể sử dụng phân NPK với lượng phù hợp, bón xa gốc cây và bón khoảng 2 – 3 lần/tháng. Nên bón phân vào mùa mưa thì sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, sau khi thay đất cho cây khoảng 3 – 4 tháng, có thể bón thêm cho cây phân chuồng, phân gia súc gà, vịt.

 

5. Nhân giống

Cây hoa mai có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất là gieo hạt và chiết cành. Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm khác nhau đối với cây mai.

Bằng phương pháp gieo hạt, ta sẽ có số lượng nhiều cây mai con. Như thế sẽ không bị mất nhiều công sức hay tốn quá nhiều thời gian. Cây mai mọc từ hạt có thể cao tới 30 – 40 năm nếu được tự do phát triển. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là cây mai mới sẽ không mang những đặc tính tốt từ cây mẹ như cây ít cành hơn, hoa lá nhỏ, màu sắc khác, …

Bằng phương pháp chiết cành, cây mai mới sẽ giữ nguyên được những đặc tính tốt từ cây giống ban đầu. Khi chiết cần phải chọn cành nhỏ khỏe mạnh rồi cắt khoanh vỏ dài 3 – 4cm, đảm bảo không cắt lẹm vào gỗ. Dùng hỗn hợp đất trộn với xơ dừa, phân chuồng hoai mục,… để bó xung quanh vết cắt. Sau đó thường xuyên tưới nước, chăm sóc đến khoảng 3 tháng sau, bầu đất ra nhiều rễ thì cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Thường xuyên dọn cỏ dại, vun xới gốc và bắt sâu bệnh cho cây. Nên diệt cỏ vào thời điểm trước khi vào mùa mưa. Và một số sâu bệnh cần được chú ý là sâu đục thân, sâu tơ, rầy bông,…

조회한 제품

카트