Cây Mai tứ quý là một trong 4 loài tứ quý Tùng-cúc-trúc-mai. Đôi bông hoa này chịu qua mùa đông giá rét và tạo nên những bông hoa đẹp diệu kỳ vào đúng dịp đầu xuân, năm mới. Do đó, nó được coi như biểu tượng của sinh khí báo oán, đạt được tài lộc, may mắn và hạnh phúc đến với gia chủ. Ngoài trưng bày dịp lễ tết, nó còn được các nhà bonsai nghệ thuật rất huyền ảo, nhất là Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY mai tứ quý
- Tên thường gọi: Mai tứ quý
- Tên khoa học: Ochna serrulata
- Họ: Ochnaceae (Mai vàng)
- Nguồn gốc: Trung quốc, Thái Lan, Việt Nam
1. Đặc điểm hình thái
Mai tứ quý là cây thân gỗ có thể cao từ 2-3m, có một số cây ở Thái Lan và một số nơi ở khu vực châu Á có thể cao tới 8m. Cây phân cành nhánh khá nhiều vì thế nó có tán khá rộng theo chiều cao của cây, vỏ có màu nâu, sần sùi. Cành cây mai tứ quý có đặc điểm giòn, dễ gãy vì thế nếu muốn tạo dáng bonsai phải đòi hỏi sự tỉ mỉ và kỹ thuật cao.
Lá cây mai tứ quý nhỏ có màu xanh đậm. Phiến lá nhẵn, mép có răng cưa thưa. Gân lá nổi lên ở mặt dưới của lá. Có thể nói loài hoa này đẹp từ hoa đến lá, không có điểm gì đáng chê.
Hoa mai tứ quý thường có 2 tầng cánh, bông hoa có đường kính khoảng 4cm. Hoa nở đến 2 lần, lần đầu có 5 cánh màu vàng rực rỡ, sau khi tàn những cánh hoa mai tứ quý bắt đầu rụng xuống thì dài hoa từ màu xanh chuyển đổi thành màu đỏ, ôm lấy phần nhụy trông giống như những nụ hoa vừa mới nhú ra. Phần nhụy bên trong của bông hoa mai tứ quý kết hạt rồi hạt dần dần to ra đẩy 5 đài hoa bung trông như những bông hoa mai màu đỏ đua nở. Hạt giữa các cánh hoa khi còn non có màu xanh nhưng khi về già chúng chuyển dần thành màu đen.
2. Đặc điểm sinh học
Cây có tốc động sinh trưởng khá nhanh. Lá của chúng xanh tươi quanh năm.
1. Đối với đời sống
Sở hữu vẻ đẹp độc đáo và lạ mắt. Cây mai tứ quý là loại cây trồng giúp tô điểm không gian lý tưởng cho các dịp lễ tết. Tán cây rộng và xanh mướt góp phần làm nên những bóng râm tươi mát. Mang đến một không gian sống trong lành và một năng lượng tích cực cho cuộc sống.
Loại cây này có chiều cao trung bình từ 2-3m nên rất phù hợp với nhiều không gian khác nhau. Chúng thường được dùng để trang trí sân vườn, ban công, sân thượng. Ngoài ra, chúng cúng được trồng nhiều ở các văn phòng hoặc khách sạn, ….
Cây mai tứ quý cũng được dùng để làm cây cảnh bonsai được yêu thích. Với kích thước vừa phải, dễ uốn nắn. Mà người ta thường đặt chúng ở các nhà sảnh hoặc quần lễ tân. Điều này không những khiên không gian trở nên đẹp mắt, sang trọng. Chúng còn giúp làm xanh sạch không khí và môi trường.
Một trong những ứng dụng của cây mai tứ quý chính là tính kinh tế cao. Loài cây này được bán với giá thành khá cao vào các dịp lễ tết. Đối với các cây cảnh bonsai lâu năm thì giá của chúng có thể lên tới chục triệu.
2. Trong phong thủy
Cây mai tứ quý mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc, tượng trưng cho sự đoàn viên. Đặc biệt nếu cây hoa nở đúng dịp tết đến xuân về khi thì thật tuyệt vời, con người ta sẽ cảm thấy ấm lòng một năm chăm bẵm, tượng trưng cho một năm viên mãn, thành công. Bông hoa mai tứ quý có màu vàng đậm, khi tàn có màu đỏ thẫm, đây đều là 2 màu sắc được mọi người yêu thích bởi trong phong thuỷ màu vàng tượng trưng cho kim tiền, sự sung túc, thịnh vượng và màu đỏ tượng trưng cho may mắn. Trồng một cây mai tứ quý trong sân vườn sẽ giúp cho gia chủ đón năng lượng tích cực, cuộc sống sung túc, tài lộc đầy nhà.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY MAI TỨ QUÝ
1. Nước
Loài cây có nhu cầu nước không quá cao. Bạn chỉ cần tưới nước từ 2-3 lần hàng tuần. Linh hoạt tưới cây theo mùa và khu vực trồng. Lưu ý không để cây bị ngập úng.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây mai tứ quý là cây ngoại sáng phải vừa, giả phải là ánh sáng gay gạt. Cây thiếu sáng sức sống sẽ rụng, dễ rụng lá.
3. Đất trồng
Để cây có điều kiện sinh trưởng tốt nhất, bạn nên chọn đất có độ tơi xốp và thoát nước ottos. Đất trồng cần đảm bảo không bị nhiễm mặn và được khử sạch trước khi trồng. Tiến hành đào hố và bón thêm phân hữu cơ vào. Trộn thêm xơ dừa để tăng độ tơi xốp cho đất. Cây sẽ phát triển ổn định sau 15-20 ngày sau khi trồng.
4. Phân bón
Vì cây ra hoa quanh năm, thời gian nuôi hoa trên cây kéo dài nên việc bổ sung phân bón cho cây rất cần thiết. Hàng tháng bạn nên bổ sung cho cây mai tứ quý phân bón vô cơ với các loại như đầu trâu, NPK tổng hợp, … tối đa 2 lần/tháng. Bên cạnh đó để đất được tơi xốp, giàu dinh dưỡng thì bạn cũng nên bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây như phân gà, phân bò, phân trùn, … tối thiểu 1 năm 2 lần.
5. Nhân giống
Cây chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành. Thông thường, tỷ lệ nảy mầm của phương pháp gieo hạt là cực cao. Thậm chí những cây con có thể mọc ra khi hạt rơi xuống đất.
6. Sâu bệnh thường gặp
Mai Tứ Quý có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chống chịu sâu bệnh tốt. Trong điều kiện chăm sóc tốt, cây rất ít khi bị sâu bệnh tấn công. Nhưng điều này không có nghĩa là cây không bị sâu bệnh. Người trồng cần quan sát, kiểm tra thường xuyên để phát hiện và phòng trừ kịp thời.
Một số loại sâu bệnh hại có thể xuất hiện trên cây mai là:
Bọ trĩ: Là loài gây hại rất nhỏ (chỉ 1 mm) nên rất khó phát hiện. Chúng phát triển bằng cách ăn và hút nhựa cây từ các chồi non của lá và hoa. Dấu hiệu nhận biết là trên mặt lá xuất hiện các quầng sáng không đều màu, làm cho cây Mai Tứ Quý bị rụng lá, quăn lá non. Phòng trừ bằng cách phun các loại thuốc: Bio Neem, Yamida 100EC, Actara 25WG, Fastac 5EC, Confidor 200 SL, Thiamax 25WG, ...
Rệp: Chúng thường bám vào mặt sau của lá và chồi non để chích hút nhựa cây, làm cây suy yếu. Theo các chuyên gia cây trồng, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ rệp như Pegasus 500SC, Sherzol 205EC, Biorepel 10SL, Comda 250 EC, Agiaza 0.03EC, Starkle G, …
Nhện đỏ: Loại côn trùng nhỏ thường tấn công mặt dưới của lá để hút nhựa cây. Nếu không được cảnh báo kịp thời, khi chúng phát triển, số lượng lớn mai có thể bị chết. Cách diệt chúng hiệu quả nhất là phun các loại thuốc trừ sâu: Danitol 10EC, Comite 73EC, Ortus 5SC, …