Cây Lộc Vừng là một trong những loại cây cảnh khá được ưa chuộng trong khuôn viên của mỗi gia đình Việt, nó là một trong những loại cây phong thủy quý theo phong thủy của người phương Đông chúng ta.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY LỘC VỪNG
- Tên thường gọi: Cây Lộc Vừng
- Tên khoa học: Barringtonia acutangula
- Họ: Dâu tằm – Moraceae.
- Nguồn gốc: Châu Á, Châu Úc
1. Đặc điểm hình thái
Lộc vừng là loại cây thân cây gỗ sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 2-5m, lá xanh, nhiều nhánh, tán rộng.
Khi lá lộc vừng còn non thì có màu đỏ tía, sau đó chuyển dần sang màu lộc non, khi lớn hơn thì chuyển sang màu xanh đậm màu, mặt trên đậm hơn dưới. Lá lộc vừng hình bầu dục, thuôn dài, nhọn dần về phía cuống.
Dây hoa lộc vừng gồm những bông hoa nhỏ xinh kết thành chùm chuỗi dài 6-20cm, có màu trắng, đỏ, vàng. Khi nở hoa có một hương hoa thoang thoảng với hình dáng mềm mại, buông xõa, tạo vẻ đẹp quyến rũ, nổi bật cho cây. Hoa lộc vừng thường rộ vào đầu hè cuối thu.
Sau khi hoa tàn thì trên những dây hoa sẽ xuất hiện những dây mọc đầy quả lộc vừng. Quả có màu nâu, hình cầu, vỏ ngoài cứng, ít hạt và chìm trong thịt.
2. Đặc điểm sinh học
Đây là loại cây ưa ánh sáng, mọc nhanh. Hạt của cây rất dễ nảy mầm và mần của cây rất khỏe. Do đó, trông cây lộc vừng không gặp nhiều khó khăn.
Cây lộc vừng có khả năng tăng trưởng cực kỳ nhanh. Cây có thể phát triển tốt ở trên nhiều loại địa hình khác nhau.
Cây có thể phát triển trên nhiều loại đất. Tuy nhiên nó thích được trồng trên nền đất cát tại các vùng ven biển miền trung Việt Nam.
Cây có khả năng chịu hạn và chịu gió bão rất tốt. Đặc biệt nó có thể kháng được với sâu bệnh rất cao.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Hạt lộc vừng có chứa tamin, gồm nhựa và 2 saponin, một chất độc là glucoside saponin có tên là barringtonin.
Theo đông y, lộc vừng có vị ngọt, tính bình, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm. Rễ cây có vị đắng, có tính hạ nhiệt. Hạt cây có vị thơm nhẹ.
Vì vậy lộc vừng có tác dụng điều trị, chữa một số loại bệnh như sau:
Chữa chàm: Lấy quả lộc vừng xanh, ép lấy nước và bôi lên vết chàm.
Chữa đau răng: Dùng quả lộc vừng xanh giã nát và ngâm với rượu, ngâm trong 1 tháng. Sau đó lấy nước ngậm hàng ngày để chữa đau nhức răng.
Trị tiêu chảy, sốt: Lấy vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng 6-16gram vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia uống 2 lần trong ngày.
Chữa trĩ: Lấy 1 nắm lá lộc vừng rửa sạch, ngâm qua nước muối, vớt ra để ráo. Buổi tối trước khi đi ngủ, lấy lá lộc vừng nhai nuốt nước rồi dùng bã đắp vào hậu môn. Sau đó, dùng băng gạc băng lại, giữ trong 15 phút rồi tháo ra, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Làm liên tục trong 7-10 ngày.
Giải nhiệt, hạ sốt: Đem rễ lộc vừng rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống vừa có tác dụng giải nhiệt vừa kích thích tiêu hóa, long đờm, chữa ho.
Chữa cảm lạnh, đi tả: Dùng hạt lộc vừng giã nhuyễn lấy nước kết hợp với nước ép gừng để uống.
Chữa lỵ: Lấy lá lộc vừng, rửa sạch, ngâm nước muối, rồi ép lấy nước uống.
Trong tây y: Cây lộc vừng có khả năng chống viêm nên được chế thành thuốc dưới dạng tân dược. Chiết xuất của hạt lộc vừng có tác dụng chống ung thư. Chiết xuất trong vỏ và hạt có tác dụng kháng nấm và giảm đau.
2. Trong phong thủy
Theo phong thủy của người phương Đông, cây lộc vừng mang một ý nghĩa tốt lành đối với gia chủ, nó đem lại tài lộc, may mắn, thịnh vượng. Ngoài ra, khi trồng cây này trong nhà sẽ tạo cảm giác bình yên, thu hút tiền tài danh vọng.
Khi hoa lộc vừng nở rộ thì mọi người tin rằng đó là mang đến hỷ sự, gắn liền với ngụ ý phát tài, phát lộc.
Ý nghĩa đối với những cây có thân to gốc rộng, là thể hiện cho ý chí kiên định, vững vàng của gia chủ. Tuổi thọ của cây càng cao thì mang lại ý nghĩa trường thọ cho gia đình.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY LỘC VỪNG
1. Nước
Bộ rễ lộc vừng nhạy cảm với với độ ẩm đất. Nên muốn rễ mọc ở điểm nào thì bó mùn, giữ ẩm sau 2-3 tháng sau rễ cây sẽ mọc ra.
Nhu cầu nước của lộc vừng cũng không cao nên khi trồng bạn lưu ý tưới nước vừa phải. Tuy nhiên, cũng không nên để cây quá khô hạn bạn nhé. Lượng nước vừa phải sẽ làm lộc vừng nở rộ hoa và màu sắc đậm đà nhất.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Lộc vừng là cây ưa sáng, nắng, thoáng đãng. Do đó, nên trồng cây ở sân nhà hoặc các khuôn viên rộng rãi. Nếu không có điều kiện trồng cây ở nơi có nhiều ánh nắng, thì ít nhất cũng phải để cây trong môi trường có ánh sáng nhẹ hoặc ánh sáng bán phần.
Nhiệt độ Lộc vừng ưa ấm, tuy nhiên cây cũng chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu nóng và lạnh tốt. Do đó, bạn không phải quá cầu kỳ về nhiệt độ khi trồng loại hoa dễ chịu này.
3. Đất trồng
Bạn nên dùng loại đất màu kết hợp trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như trộn một chút phân bón.
Đất trồng phải tơi xốp, thoáng và đảm bảo độ dinh dưỡng cao. Đặc biệt chú ý công đoạn thoát nước tốt vào mùa mưa.
4. Phân bón
Chú ý bổ sung phân lân định kỳ cho cây. Nếu trồng chậu thì thay đất 2-3 năm/lần để tăng cường dinh dưỡng cho cây ra hoa đúng mùa.
Bón thúc khi cây chớm nở, tăng cường phân bón cho hoa để bông dài, độ, đậu quả làm tăng vẻ đẹp cho cây.
5. Nhân giống
Đối với nhân giống bằng hạt
Chỉ cần lấy các hạt già đem ươm trong bầu như những loại cây giống khác.
Để chuẩn bị đất trồng, đơn giản nhất là lấy cát loại hạt to trộn với đất mùn tốt với tỷ lệ 4:1. Cầu kỳ hơn thì lấy tro trấu trộn với xơ dừa tỷ lệ 1:1, lấy gạch quây từng ô đổ đất pha trộn vào rồi cắm hạt sâu cỡ 2-3cm, tưới giữ ẩm thường xuyên, khả năng nảy mầm sẽ cao.
Đối với nhân giống bằng cách chiết cành
Nên chiết cành lộc vừng vào mùa nóng ẩm (cây phát nhựa) hoặc giâm vào mùa hanh lạnh khi lá rụng, chồi ẩn chưa hoạt động, đến đầu xuân tới mới được ra ngôi.
Chiết cành sẽ có khả năng sống cao hơn hơn, nhất là vào thời vụ tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc xuân đã chuyển sang cành bánh tẻ. Nên chọn những cành lộ sáng ở giữa thân, vỏ dày, dồi dào nhựa sống.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây Lộc vừng có khá nhiều thiệt hại cho ý kiến. Cắt tỉa những cành cây, tán cây thường xuyên để cây có kiểu dáng đẹp. Làm cho cây chiết cành không cùng độ tuổi, hoa có thể rải rác từ mùa xuân đến thu nhỏ làm ẩn nấp sâu bệnh.