Cây Lát Hoa là loại cây gỗ rừng, được phân bố chủ yếu ở các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc nước ta. Không chỉ riêng nước ta mà loài cây này còn được trồng nhiều ở các nước Nam Phi, Trung Quốc, Ấn Độ, … Cây có hoa màu vàng đẹp, tốc độ phát triển trung bình, bộ rễ bám đất khá chắc nên trong thời gian qua đã trở thành cây công trình đô thị khá phổ biến.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY LÁT HOA
- Tên thường gọi: Cây Lát Hoa
- Tên khoa học: Chukrasia tabularis A.Juss
- Họ: Xoan
- Nguồn gốc: Châu Á , Trung Quốc…
1. Đặc điểm hình thái
Cây gỗ lớn, cao 25-30m, đường kính tới 120-130cm. Thân thẳng, có bạnh vè lớn, cành rậm, vỏ mầu nâu nhạt nứt dọc.
Lá kép lông chim một lần chẵn, lá chét 7-10 đôi mọc cách hoặc gần đối, hình trái xoan hoặc mũi mác.
Hoa tự hình chùy, mọc đầu cành, nở tháng 4-5.
Quả hình bầu dục, phân ô, mỗi ô có nhiều hạt chồng thành 2 hàng. Hạt dài 1-1,2cm rộng 0,4 cm.
2. Đặc điểm sinh học
Cây ưa sáng, mọc chậm, sống lâu, khi nhỏ ưa bóng. Lúc nhỏ sinh trưởng nhanh, từ 10 tuổi trở lên sinh trưởng chậm hơn. Khả năng tái sinh hạt tốt.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây lát hoa mang lại rất nhiều công dụng cho con người lẫn giá trị kinh tế. Các bạn hãy cùng tìm hiểu một số công dụng của cây này dưới đây:
Lát hoa là một trong những loài cây cho gỗ đẹp, từ vân gỗ, thịt gỗ cho đến màu sắc đều rất được lòng mọi người. Vì vậy, gỗ lát hoa được ứng dụng trong đồ gỗ mỹ nghệ, nội thất trong nhà và nhiều vật dụng thường ngày khác.
Lát hoa có hoa đẹp mắt nên được sử dụng để chế tạo chất tạo màu cho thực phẩm.
Lá non có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt vỏ cây được dùng để hạ sốt ở mọi lứa tuổi.
Cây lát hoa giúp tạo cảnh quan thêm xanh – sanh – đẹp và mang đến bóng mát cho không gian.
2. Trong phong thủy
Cây Lát Hoa là một không những có ý nghĩa là một cây lâm nghiệp giúp phát triển kinh tế bền vững cho người trồng rừng, chúng còn là loại cây công trình hữu ích, mang ý nghĩa tôn tạo cảnh quan đặc sắc.
Trồng cây Lát Hoa là việc làm “một công đôi việc”, vừa tạo cảnh quan đô thị tuyệt vời vừa góp phần bảo tồn nguồn gỗ cây có giá trị kinh tế cao.
Có thể nói, cây Lát Hoa có ý nghĩa thiết thực, nhân đôi nên ngày càng được nhiều nhà trồng rừng săn lùng. Hiện tại, đây là loại cây giống được trồng phổ biến ở mọi địa phương trên khắp cả nước.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY LÁT HOA
1. Nước
Cây Lát Hoa cần được cung cấp đủ nước, đặc biệt là trong mùa khô. Ngoài ra, người trồng cần chú ý phòng trừ cỏ dại cho cây bằng cách phủ gốc chè bằng cỏ, cây phân xanh, rác, …
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây Lát Hoa là loài cây ưa sáng nên cần được trồng ở nơi thoáng đãng và chan hòa ánh nắng mặt trời.
Cây lát hoa thích hợp sống ở vùng đất cao khoảng 300 mét từ mực nước biển và chịu được nhiệt độ từ 8-40 độ C.
3. Đất trồng
Cây lát hoa có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, tuy nhiên bạn cần chọn đất tốt, sâu ẩm, tránh đất nhiều sỏi đá.
4. Phân bón
Năm thứ nhất, người trồng Lát Hoa thực hiện phát dọn toàn bộ dây leo, cây bụi và cỏ dại có trong rạch trồng để cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn với chiều rộng 2 m. Đồng thời xới đất quanh hố với đường kính rộng từ 40 – 50cm.
Năm thứ 2, chúng ta thực hiện chăm sóc như năm thứ nhất. Thực hiện bón phân trên nhóm dạng lập địa C, D2 với liều lượng là hỗn hợp 100 gam NPK và vi sinh tỷ lệ 1:1 trên 1 gốc.
Năm thứ 3, thực hiện phát dọn dây leo, cỏ dại,… như năm thứ nhất. Nơi nào có cây tái sinh ở băng chừa lấn át thì phải chặt thấp xuống hoặc chặt bỏ. Đồng thời, thực hiện xới đất, vun gốc Lát Hoa rộng 60cm, sâu 3 – 4cm.
5. Nhân giống
Có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt:
Hạt giống lát hoa được chọn từ những cây mẹ trên 10 năm tuổi, khỏe mạnh, thân hình cây đẹp.
Thu hoạch những quả chín, lành lặn sau đó phơi dưới nắng nhẹ.
Đập quả để lấy hạt, tiếp tục phơi hạt dưới nắng nhẹ trong 2 ngày.
Bảo quản hạt ở nơi thoáng mát, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm 5% sau 10 tháng bảo quản.
Làm sạch cỏ và cày bừa đất vườn ươm. Lên luống gieo hạt dài khoảng 10m, rộng khoảng 1m, cao 15-20cm.
Bón lót phân chuồng hoai theo định lượng 3-4kg/m2.
Tiến hành gieo hạt theo định lượng 1kg/120-150m2 đất.
Lấp thêm lớp đất mỏng sau khi gieo và phủ thêm rơm rạ.
6.sâu bệnh thường gặp
Nhìn chung cây lát trong giai đoạn vườn ươm ít nấm bệnh. Thường có 2 loại sâu hại: Sâu đục nõn và sâu ăn lá cả ở vườn ươm và ngoài rừng trồng. Cách phòng trự hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra còn có thể dùng hoá chất thông thường.