Hoa Lan tiêu mang một hình dáng giống như chiếc chuông nhỏ xinh xắn cùng với màu sắc thật rực rỡ trước ánh nắng ban mai, loài cây này đã trở thành 1 trong những loài cây được săn đón hiện nay.
A. ĐẶC ĐIỂM của Cây hoa lan tiêu
- Tên thường gọi: Cây Lan Tiêu
- Tên khoa học: Campsis grandiflora
- Họ: Núc nác
- Nguồn gốc: Bắc Mỹ
1. Đặc điểm hình thái
Thân cây: Lan tiêu thuộc loại cây thường xanh dây leo. Cây xanh tốt và phát triển quanh năm. Thân cây nhỏ, mảnh khảnh và có màu nâu xám nhạt. Trên cây có những chùm rễ ký sinh khác. Cây có chiều cao trung bình từ 1 - 4m, thường mọc thành bụi.
Lá cây lan tiêu là lá kép lông chim, mọc đối xứng nhau và có khoảng 7 - 9 lá chét nhỏ. Các lá chét nhỏ có hình trứng, hay hình mác thuôn dài, nhọn ở phía đầu, có màu xanh tươi. Ở phần rìa mép có răng cưa. Vào mùa đông, lan tiêu thường rụng hết lá và sẽ nảy lộc mới vào mùa xuân.
Hoa lan tiêu rất đẹp và rực rỡ. Màu vàng cam của hoa đặc trưng làm nên vẻ đẹp của loại cây cảnh này. Hoa thường nở rộ thành chùm lớn từ 5 đến 8 bông tập trung ở ngọn cành. Tràng hoa có hình chuông, ôm lấy cánh và nhị hoa.
Quả lan tiêu có hình nang, dài, nhọn và cứng ở 2 đầu. Phần đỉnh có vùi, bên trong chứa nhiều hạt có cánh nhỏ.
2. Đặc điểm sinh học
Cây lan tiêu có tốc độ sinh trưởng trung bình, ưa sáng, thích hợp trồng ở những nơi thông thoáng như ban công hay vườn nhà.
Lan tiêu rất dễ trồng và chăm sóc, cây có khả năng chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu tại Việt Nam.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Công dụng trang trí, làm đẹp cảnh quan
Cây lan tiêu sở hữu vẻ đẹp rực rỡ, thường được trồng để làm cây trang trí cho không gian biệt thự, sân vườn, khu đô thị, khu sinh thái, các quán cà phê và nhà hàng,... Cây được trồng sát các bờ tường để làm hàng rào giả hoặc được sáng tạo thành các vòm cổng lãng mạn, độc đáo,...
Bên cạnh đó, cây lan tiêu có tán lá rộng, tạo ra diện tích bóng râm lớn, khi nở hoa còn có thể thanh lọc không khí, mang đến không gian sống trong lành, thư giãn.
Công dụng trong y học
Hoa lan tiêu được ứng dụng nhiều trong đời sống hằng ngày, có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, được ứng dụng trong y học. Nhiều bộ phận của cây có tác dụng chữa bệnh rất tốt, đặc biệt là hoa:
Hoa cây lan tiêu có tính lạnh, vị ngọt, chứa nhiều Apigenin làm tan máu ứ, điều hòa kinh nguyệt, mất máu.
Hoa lan tiêu có mùi thơm dịu nhẹ của tinh dầu chuối, có thể sử dụng làm nước tắm giúp thư giãn cơ thể, thoải mái tinh thần.
Hoa lan tiêu cũng có thể dùng để hãm trà uống. Trà lan tiêu có tác dụng thư giãn cơ bắp, đào thải độc tố giúp thanh lọc cơ thể.
Ngoài ra, bộ rễ của cây còn giúp tiêu viêm và giảm sưng hiệu quả. lá và cành lan tiêu có vị đắng, tính bình, không độc, giúp ích khí lương huyết, trị hầu tý do phong nhiệt, rất hiệu quả.
2. Trong phong thủy
Ở Việt Nam, cây được gọi là lan tiêu vì hoa có hình dáng gần giống bông hoa ngọc lan, tuy nhiên khi bung nở hoa lại thơm mùi chuối chín. Hoa lan tiêu còn có tên gọi khác là hoa hàm tiếu, có ý nghĩa biểu trưng cho nụ cười e ấp, ẩn sâu tinh tế cùng sức nhẫn lại dẻo dai, bởi nếu không thể nở nụ cười rất khó có thể nhẫn nại trước những khó khăn và thử thách trong cuộc đời. Nụ cười “hàm tiếu” của Đức Phật chính là nụ cười từ bi, hỷ xả.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA LAN TIÊU
1. Nước
Bạn cần tưới nước định kỳ một cách hợp lý, không nên tưới cây vào thời điểm nắng gắt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cây. Thời điểm tốt nhất để tưới nước là vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Mùa mưa nên chú ý độ ẩm của đất, hạn chế tưới nước cho cây, đảm bảo điều kiện thoát nước tốt, tránh tình trạng úng rễ làm cây héo dần và chết cây.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây lan tiêu là loại cây ưa sáng nên thường được trồng ở những nơi thoáng đãng, dễ dàng đón ánh sáng mặt trời tự nhiên. Trong điều kiện được cung cấp đủ nắng, cây sẽ cho hoa to, đẹp và rực rỡ.
3. Đất trồng
Đất tơi xốp, hệ thống thoát nước tốt. Và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ phân bón, đạm, NPK, phân vi sinh, đặc biệt là phải cung cấp đủ lượng nước thì hoa mới nở được.
4. Phân bón
Bổ sung các loại phân đạm, phân chuồng, tăng cường chất dinh dưỡng cho đất để lan tiêu phát triển thuận lợi.
5. Nhân giống
Phương pháp nhân giống lan tiêu được dùng phổ biến là giâm cành. Người ươm cần tìm kiếm cây giống to, khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh. Tiến hành cắt 1 đoạn thân với độ dài chừng 20cm, ngâm trong nước 20 phút rồi cắm vào đất. Quan sát trong 10 ngày để biết khả năng sống của cây.
6. Sâu bệnh thường gặp
Rất ít khi bị sâu bệnh phá hoại nên thường xuyên dọn dẹp cỏ dại xung quanh gốc cây, phát quang bụi rậm để chất dinh dưỡng trong đất tập trung nuôi cây, đồng thời giúp hạn chế sâu bệnh từ những cây khác lây lan, gây hại cho cây hoa lan tiêu