Cây Huệ Mưa không chỉ trồng để làm đẹp không gian sống mà chúng còn có thể hút được các chất bụi bẩn, giảm khói độc trong môi trường. Cây huệ mưa trồng được trồng chủ yếu để trang trí trong cảnh quan sân vườn, trồng làm kiểng để tạo không gian thêm đẹp và sinh động.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HUỆ MƯA
1. Đặc điểm hình thái
Thân cây
Cây huệ mưa thuộc loại cây thân thảo nhỏ, chiều cao chỉ rơi vào khoảng 20 – 30cm, loài hoa nhỏ bé này mọc thành cụm, sống lâu năm, cây có củ màu trắng nhỏ nằm dưới đất. Tóc tiên có thân mảnh mai trang nhã, thanh tú và trông rất đẹp đẽ.
Lá cây
Lá hình kiếm, hơi nhọn ở đầu, có chiều dài trung bình khoảng 10cm, thoạt nhìn ta sẽ dễ thấy lá nhỏ và mềm mại, màu xanh đậm hoặc cũng có thể là xanh chuối, trông bóng khỏe đầy sức sống quanh năm.
Hoa
Hoa rất đặc biệt đấy nhé, đây là loài hoa thường bung nở vào mùa mưa, càng mưa nhiều thì cây càng sai hoa nên mới có tên gọi khác là huệ mưa hay báo vũ.
Hình dáng hoa tóc tiên khá giống hoa loa kèn nhưng kích thước hoa nhỏ hơn nhiều lần. Các cánh hoa dày và bóng trông rất bắt mắt. Ở giữa đài hoa, cánh hoa thường chuyển dần sang màu trắng làm nổi bật nhụy hoa vàng óng.
Quả, hạt
Ngoài hoa và lá, cây cũng có quả dạng nang, bên trong chứa những hạt phẳng, dẹt, có màu đen bóng.
2. Đặc điểm sinh học
Cây Huệ mưa thuộc dạng cây ưa nắng nên có đặc điểm vô cùng nổi bật. Khi quan sát cây, bạn sẽ thấy cây không có thân mà chỉ sinh trưởng và mọc thành bụi nhỏ. Mỗi bụi cây chỉ nhìn thấy hoa và lá.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây Huệ mưa chủ yếu trồng để trang trí sân vườn, dưới gốc cây cảnh tạo không gian thêm sinh động hơn.
Thường thấy các cụm hoa ở công viên, khu đô thị, trồng hoa có tác dụng làm đẹp cảnh quan, sạch cỏ dại mọc hoang.
Có thể trồng trong chậu nhỏ, các chậu lớn trong khuôn viên sân vườn, ban công nhà bạn.
2. Trong phong thủy
Cây hoa huệ mưa có thể hút được bụi bẩn, làm sạch không khí, giảm khói độc từ môi trường…
Cây cho hoa nhiều, sai hoa, cây sống lâu năm mạnh mẽ nên được ví như sức mạnh của con người. Sức sống kiên cường, mãnh liệt, tâm hồn thanh thản, dịu nhẹ và đằm thắm…
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HUỆ MƯA
1. Nước
Cây Huệ Mưa chịu úng và hạn khá tốt, tuy nhiên chịu hạn tốt hơn. Vì vậy khi tưới nước cũng nên tưới vừa phải để giữ lá được bóng đẹp.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây ưa bóng bán phần nên cây có thể sống trong nhà một thời gian. Nhưng vẫn nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng khuếch tán như cửa sổ, cửa kính, ban công,… Nếu cây sống trong nhà quá lâu mà không có ánh sáng, cây sẽ dễ bị vàng lá và dẫn đến chết. Do đó nên đưa cây ra ngoài ít nhất khoảng 2-3 tiếng/ tuần. Cây có thể sống ở những nơi chật hẹp, có ánh sáng kém như bồn hoa nhỏ, khe đất hẹp,….
3. Đất trồng
Cây không kén đất, tuy nhiên là cây thân thảo nên đất tơi xốp, thông thoáng sẽ khiến cây tươi tốt, sai hoa, lá bóng mượt hơn. Do đó khi trồng cần chọn lựa đất giàu mùn, nhiều dinh dưỡng và thoáng xốp. Và đặc biệt, đất giàu canxi thì cây sẽ sai hoa hơn đấy.
4. Phân bón
Huệ mưa trồng ở ngoài đất thì khoảng 3 đến 4 tháng bón phân một lần để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Khi cây sắp đến mùa nở hoa (cuối hè trước mùa mưa) thì nên bón nhiều phân hơn cho sai hoa và hoa được đẹp. Tóc tiên trồng trong chậu thì cứ mỗi tháng bón phân một lần bằng phân hữu cơ, vi sinh hoặc NPK và lưu ý nên làm cỏ thường xuyên để tránh cỏ ăn hết dinh dưỡng của cây.
5. Nhân giống
Cây huệ mưa được nhân giống bằng thân củ hoặc ươm hạt.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây huệ mưa thường gặp các loại sâu bệnh như bệnh bọ chét, côn trùng vảy sắt.Bọ chét thường bám nhiều vào lá non nên dùng phương pháp thủ công để tiêu diệt để tránh tổn thương đến lá non, ảnh hưởng đến môi trường.
Nếu trồng cây tóc tiên quá dày và không thông thoáng thì dễ bị bệnh côn trùng vảy sắt. Loại bệnh hại này có thể phun bằng thuốc Malathion 50% pha với tỷ lệ 1 : 1.200, mỗi tuần phun 1 lần, phun 2-3 lượt là được.