Cây Hồng lộc là giống cây cảnh đẹp, được rất nhiều người yêu thích trồng làm cảnh để tạo thẩm mỹ cho không gian. Chúng thu hút chúng ta nhờ những chồi lộc màu hồng thắm rực rỡ, đây là màu sắc của sự may mắn và mang lại nhiều ý nghĩa tuyệt vời trong không gian. Đọc ngay bài viết sau để tìm hiểu thông tin về đặc điểm cây hồng lộc, ý nghĩa, độc tố và cách trồng loại cây này làm hàng rào.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HỒNG LỘC
- Tên thường gọi: Cây Hồng Lộc
- Tên khoa học: Syzygium oleinum
- Họ: (Sim) Myrtaceae
- Nguồn gốc: Châu Á
1. Đặc điểm hình thái
Cây Hồng lộc thuộc loại cây bụi thường xanh, thân gỗ cao từ 0.8-2 m, trên thế giới cây hồng lộc có thể cao từ 3-4 m,tạo thành bụi có nhiều cành nhánh, mọc hơi chếch tạo thành vòm tán hình trứng, bầu dục hay hình tháp rất đẹp.
Lá nhỏ dài hình trái xoan, nhọn ở đầu, bầu ở cuống, lá gần như không có cuống, lá non màu đỏ hồng, lá nửa non nửa già thì có màu vàng, lá già thì xanh bóng dài khoảng 5-6 cm, màu sắc đa dạng rất đẹp, chu kì thay lá có thời gian tương đương một quí.
Hoa hồng lộc nhỏ có màu trắng xòe như hoa mận, mọc trên cuống dài, đài hợp thành chén. Qủa thuộc dạng quả mọng và nhỏ, khi chín có màu đen giống như quả sim vì vậy được xếp vào họ sim, nhưng ở nước ta hiếm khi cây hồng lộc ra hoa và quả.
2. Đặc điểm sinh học
Hồng lộc là loại cây ưa sáng, ưa ẩm, có sức sống mạnh mẽ, tốc độ sinh trưởng nhanh, có khả năng chịu hạn tốt, dễ trồng nên thường được trồng ngoài trời, cây hồng lộc có màu sắc đẹp , kiểu dáng đẹp nên được trồng để trang trí khuôn viên,làm cây cảnh và làm hàng rào chống khói bụi ở các công trình nhà ở, bệnh viện, công viên, trường học, công ty…
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây Hồng lộc chủ yếu được trồng để làm cảnh bởi vì cây hồng lộc có chồi và lộc non màu đỏ cực kỳ đẹp mắt và nổi bật, cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc, vào mùa xuân là thời điểm cây phát triển đẹp nhất cho nên nhiều người thường ưa thích trồng vào dịp Tết. Ngoài ra, cây hồng lộc còn hay được trồng ở góc sân vườn, hiên nhà để tạo lối đi.hoa đẹp, trồng tạo khối trong khuôn viên nhà ở, khu dân cư hay khu du lịch.
2. Trong phong thủy
Cây hồng lộc được chọn trước hết vì cái đẹp của cây , cái đẹp của cây là ở chồi và lộc non có màu đỏ như tên gọi, rất dễ trồng còn mang ý nghĩa may mắn và tốt đẹp, hồng lộc đẹp ở hình dáng và màu sắc của lá cây và cái tên của cây, hồng có nghĩa như là hồng đức, hồng ơn…
Còn lộc là chồi non hay lộc của trời, hồng lộc mang ý nghĩa là của lớn, của đỏ, cây hồng lộc thương xanh tốt quanh năm nhất à vào mùa xuân nên được người dân ưa thích chọn trồng để làm cảnh vào các dịp tết, cây hồng lộc có thể trồng trong chậu, góc sân vườn, góc hiên nhà cây tạo kiểu dáng cho góc sân nhà, cho lối đi.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HỒNG LỘC
1. Nước
Hồng lộc chịu hạn tốt nên yêu cầu nước tưới điều độ vừa phải; không quá khô, không quá ướt. Nếu như vậy, cây sẽ phát triển khỏe mạnh, cho màu lá đẹp, tươi tốt tự nhiên. Không nên tưới nước hằng ngày vì dễ khiến cây bị ngập úng.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây hồng lộc rất ưa sáng nên thích hợp đặt ngoài trời. Cây hồng lộc có khả năng chịu nhiệt tốt nên cực kỳ thích hợp với khí hậu nóng ẩm.
3. Đất trồng
Đất trồng loại cây này có thể là đất thịt giàu dinh dưỡng hoặc đất thịt pha cát và có thể trồng được trên đất sỏi đá.
4. Phân bón
Để cây phát triển khỏe mạnh, nên bón phân định kỳ 1 – 2 tháng/1 lần cho cây.
5. Nhân giống
Giâm cành:
Đầu tiên, bạn nên làm cho đất tơi, xốp bằng cách trộn nhiều phân xanh đã ủ hoai, bón lót một ít vào hố trước sau đó mới đặt nhánh cây vào. Sau khi giâm cành bạn nên thường xuyên tưới nước để giữ cho đất luôn ẩm, sau khoảng 1-2 tuần là cây sẽ đâm chồi nảy mầm.
Sau khi cây phát triển dài cho ra lá, bạn nên cắt bớt lá chỉ để cành dài khoảng hai gang tay, giảm nửa số lượng lá, chỉ giâm cành ngập 2/3 phần đất, nghiêng khoảng 60 độ.
Trồng từ cây giống:
Tương tự như giâm cành, bạn nên làm đất tươi, mịn bằng cách trộn nhiều phân xanh đã ủ hoai, bón lót trước khi đặt cây xuống, thường xuyên tưới nước cho cây ẩm.
Tuy nhiên, khi đặt cây xuống nên cố định cây bởi vì lúc này cây chưa có khả năng cố định, đồng thời giai đoạn này cũng nên tránh để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
6. Sâu bệnh thường gặp
Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc.Hàng tháng tưới nước phân bổ xung cho cây một lần. Hai, ba năm trồng lại, thay đất mới cho cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa.