Hoa Hồng ngoại là giống hoa hồng được nhập khẩu từ các nước trên thế giới, được thuần hoá và nhân giống tại nước ta. Hoa hồng ngoại có đa dạng màu sắc và kiểu dáng, thường có hoa to và thơm. Hiện nay, ở nước ta có hơn 300 giống hoa hồng ngoại khác nhau. Các giống này thích nghi tốt ở nhiều điều kiện và có khả năng ra hoa quanh năm.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY HOA HỒNG NGOẠI
- Tên thường gọi: Hoa Hồng Ngoại
- Tên khoa học: Rosa
- Họ: Rosaceae
- Nguồn gốc: châu Âu
1. Đặc điểm hình thái
Hoa hồng thuộc nhóm thân gỗ cây bụi thấp, là loài cây có nhiều cành và gai cong. Lá hoa là lá kép lông chim mọc cách, xung quanh lá con có nhiều răng cưa nhỏ. Tùy vào từng loại mà lá có màu xanh đậm hay nhạt, răng cưa nông hay sâu. Hoa thuộc loài hoa lưỡng tính, nhị đực và cái trên cùng một bông hoa.
2. Đặc điểm sinh học
Tương ứng với mỗi giống hồng ngoại khác nhau và sẽ có điều kiện sinh trưởng khác nhau cho mỗi loài:
Hồng ngoại thích nghi tốt với khí hậu nắng nóng: Một số giống hồng ngoại chỉ cho rải rác hoa vào mùa lạnh và rất sai hoa vào mùa nóng như: Cẩm My, Cẩm Thuý,… Ở trong điều kiện thời tiết càng nắng nóng, cây càng sinh trưởng tốt và sặc sỡ.
Hồng ngoại thích nghi tốt ở khí hậu mát mẻ: Một số giống hồng ngoại, dù đã được thuần hoá ở khí hậu nhiệt đới của Việt Nam, nhưng vẫn giữ đặc tính thích lạnh. Đây là những giống sai hoa vào vụ Đông Xuân như: Cát vũ, Huyền Bích, Tuyết Nhung,… Ở các vùng khí hậu mát mẻ, cây sẽ ra hoa quanh năm.
Trong phong thủy
Hoa hồng ngoại là loài hoa biểu tượng cho tình yêu. Những bông hồng ấy như một cách thay cho những lời muốn nói. Thể hiện ra tình cảm yêu thương con người với con người. Hoa như một sợi đây gắn kết tình cảm lại với nhau. Đó là những gì tuyệt vời hướng tới trọn vẹn đích thực nhất trong tình yêu được thể hiện từ loài hoa này.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HỒNG NGOẠI
1. Nước
Tuỳ vào điều kiện mỗi vùng mà bạn nên có chế độ tưới khác nhau. Nhìn chung, bạn hãy tưới phun nhẹ cho cây vào buổi sáng và chiều muộn. Tưới với lượng nước vừa đủ, không tưới úng cũng không để nước đọng trên lá cây vào buổi tối.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Hãy đảm bảo cho chậu hồng ngoại của bạn nhận được ánh sáng ít nhất 6 giờ/ngày. Trong điều kiện cây bị phát triển lệch tán, bạn nên hướng phần tán bị khuyết về phía mặt trời, lúc này cây sẽ phát triển đều tán hơn.
3. Đất trồng
Đất để trồng hoa hồng ngoại yêu cầu phải có đủ dinh dưỡng, thoát nước tốt và sạch bệnh.Để tiện nghi và mang hiệu quả tốt nhất, bạn có thể sử dụng loại đất trộn sẵn như Đất trồng hoa và cây cảnh để trồng cây.
Mặt khác, nếu bạn muốn tự phối trộn đất cho mình, bạn có thể sử dụng hỗn hợp: 50% Đất phù sa: 30% Xơ dừa/Trấu: 15% Phân trùn quế: 4% Đá Perlite: 1% chế phẩm nấm đối kháng Trichoderma.
4. Phân bón
Định kỳ 14 ngày/lần bạn nên bón thúc để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Bạn có thể sử dụng 1 trong 2 hoặc cả 2 loại phân: Phân trùn quế và NPK 20:20:15. Đối với phân trùn quế, bạn có thể bón bằng 20g/chậu, còn đối với NPK, bạn chỉ nên bón 1 muỗng cà phê/chậu.
5. Nhân giống
Nhân giống bằng hom:
Tiến hành chọn cành bánh tẻ của cây, cành có độ lớn bằng chiếc đũa. Cắt tỉa tất cả nhánh phụ và lá của cành. Cắt cành thành từng đoạn 15cm, mỗi đoạn chứa 4-6 mắt. Dùng dao sắc gọt phần đáy hom cho thật nhẵn, rồi nhúng vào thuốc kích rễ NAA hay IAA 2000ppm. Cắm cành hom vào giá thể đất và tưới nước cho hom.
Nhân giống hoa hồng ngoại bằng chiết cành:
Chọn một cành bánh tẻ khoẻ mạnh. Tiến hành khoanh 2 vòng, cách gốc cành 1 khoảng 5 cm. Bóc lớp vở giữa ra và dùng dao cạo sạch lớp nhựa phía bên trong. Sau 1 tuần, tiến hành bôi thuốc kích rễ vào vị trí chiết và dùng bọc đất để bầu cây lại. Sau khoảng thời gian 1 tháng, cây sẽ ra rễ mạnh và có thể cắt để trồng sang chậu.
6. Sâu bệnh thường gặp
Bạn nên kiểm tra tình trạng cây thường xuyên để có hướng xử lý kịp thời. Đồng thời phun thuốc phòng nấm định kỳ 10-14 ngày/ lần cho cây. Ngoài ra, cần tiến hành dọn vệ sinh vườn mỗi tháng để tiêu diệt các ổ bệnh có trong khu vườn nhà bạn.