| 고객 지원 핫라인: 0941395708

Cây Hoa Hồng Đà Lạt

제품 코드: CXR-031
등록 상표: Việt Nam
보증 기간: 업데이트 중

Các loài Hoa Hồng đều rất đẹp và tỏa mùi thơm đặc trưng, là biểu tượng cho nhiều hoàn cảnh và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên loài hoa hồng được ưa chuộng và nhiều người mến mộ là hoa hồng Đà lạt. Loài hoa mang đặc trưng của vùng hoang sơ và không khí trong lành và cảnh đẹp mờ ảo của Đà Lạt. Hoa không chỉ đẹp mà có mùi thơm đặc biệt rất dịu dàng và ngọt ngào.

연락하다
품절
조언이 필요합니다: 여기
근무 시간: 주중 오전 7시부터 오후 5시 30분까지

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA hoa hồng đà lạt

- Tên thường gọi: Hoa Hồng Đà Lạt

- Tên khoa học: Rose sp

- Họ: Rosaceae

- Nguồn gốc: Đà lạt Việt Nam

 

1. Đặc điểm hình thái

Gốc hoa hồng thường rất chắc và cứng, có màu xám tối.

Rễ: Hoa hồng thuộc loại rễ cọc. kèm theo các rễ phụ.

Hoa hồng thuộc dạng thân gỗ, và phân thành các nhánh, to và nhỏ khác nhau.

Thân gốc dưới có màu xám xanh, lên trên các cành có màu xanh. Trên thân có gai nhọn. Thân hoa hồng Đà Lạt thường có xu hướng cao, có chiều cao từ 70 – 90cm có nhiều loại thấp và cũng có nhiều loại rất cao, tùy thuộc vào cách chăm bón cũng như là tạo dáng cho hoa.

Thân hoa hồng cứng, tuy nhiên lại rất giòn, dễ gãy.

Lá hoa hồng Đà Lạt có hình bầu tròn, màu xanh, phần mép răng cưa. Chia làm 3 lá trên 1 cành lá, có 2 lá chét đối diện nhau và 1 lá ở giữa.

Cuống lá dài khoảng 1 đến 3cm. Gân lá hiện rõ ở giữa.

Hoa có cấu trúc sắp xếp bởi nhiều cánh hoa xen kẽ và chồng lên nhau tạo thành các lớp lớp hoa trồng rất bắt mắt, ở giữa có nhụy màu vàng. Khi hoa nở có dạng xòe, có mùi thơm đặc trưng nhẹ nhàng và dịu ngọtkhi tàn các cánh hoa có xu hướng dễ rụng.

Qủa: Qủa hoa hồng Đà Lạt xuất hiện khi cây hoa hồng ở độ tuổi già, quả màu xanh khi non. Được tạo ra từ đế hoa.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Hoa hồng là loại ưa nắng, là loại cây trồng thích hợp với nhiều loại đất trồng khác nhau.

Đất trồng hoa hồng thích hợp là loại có tầng canh tác không quá giày, đất giàu chất dinh dưỡng, độ ẩm và có sự thoát nước tốt.

Không khí mát dịu và nắng nhẹ là cơ hội cho hoa hồng dễ sinh trưởng và phát triển tốt. Vì thế mà hoa hồng được trồng ở Đà Lạt với khí hậu và đất trồng phù hợp.

Hoa hồng Đà Lạt là loại sinh trưởng mạnh, tuổi thọ cao và ít sâu bệnh hại.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Cây hoa hồng Đà Lạt làm cây cảnh trang trí.

Lợi ích đầu tiên của hoa hồng là làm cây trang trí, bởi cây có sự cuốn hút từ các bông hoa màu sắc sặc sỡ và mùi thơm quyến rũ nhưng nhẹ nhàng.

Hoa hồng được trồng ở nhiều nơi, các hộ gia đình cũng rất thích trồng hoa hồng, ngoài ra hồng được đặt ở các chậu ở nhiều nơi du lịch, công viên, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng hoặc một số nơi còn trồng nhiều để tạo thành các đường đi ở những khu cao cấp.

Hoa hồng Đà Lạt được nhiều người còn sử dụng vào kinh doanh nghệ thuật, nhiều người trồng để phục vụ cho chụp ảnh nghệ thuật, chụp ảnh cưới..vv

Hoa Hồng là một trong những cây hoa mang lại thu nhập lớn cho người dân trồng. Vì hoa hồng Đà Lạt được dùng cắm cho nhiều dịp như đám cưới, sinh nhật, kỷ yếu, tất cả các lần họp, lễ hội, hay cắm ở Chùa, Nhà Thờ.

 

Cây hoa hồng Đà Lạt rất tốt trong làm đẹp

Ngoài ra hoa hồng Đà Lạt còn là một trong những loài hoa phục vụ làm đẹp cho chị em phụ nữ. Là công cụ làm nước tẩy trang hoa hồng, phấn hoa hồng

Nước hoa hồng làm sạch da mặt tẩy lớp trang điểm, làm se khít lỗ chân lông

Dùng hoa hồng để ngâm, tắm cũng là giải pháp làm cho các chị em thêm thơm quyến rũ và làm thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng

 

Hoa hồng Đà Lạt điều trị mụn trứng cá

 

2. Trong phong thủy

Cây hoa hồng Đà Lạt mang ý nghĩa biểu tượng

Ngoài là loài hoa mang lại vẻ đẹp, công dụng trong làm đẹp, hoa hồng còn là biểu trưng ý nghĩa. Mỗi loại màu hoa mang một ý nghĩa khác nhau.

 

Hoa hồng trắng biểu tượng cho sự thanh khiết

Hoa hồng Đà Lạt loại đỏ được xem là biểu tượng của tình yêu, luôn nồng cháy và đỏ thắm. Vì thế mà hoa hồng rất được các cặp tình nhân chọn dể tặng trong các dịp lễ, tỏ tình và chúc mừng sinh nhật. Với sứ điệp mang yêu thương đến cho cô gái.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC HOA HỒNG

1. Nước

Cây ưa ẩm tuy nhiên mức độ ẩm không quá cao, nên tưới nước cho cây dạng phun, tưới chia làm nhiều lần và mỗi lần tưới với liều lượng vừa phải không cần tưới nhiều.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Hồng ưa nắng để phục vụ cho ra hoa và sinh trưởng thân cành. Vì thế mà khi trồng chúng ta nên chú ý đến vị trí đặt hoa, nên đặt hoa có ánh nắng buổi sáng và ánh sáng chiều chiếu xuyên qua. Để cây có thể hấp thụ đủ nắng.

 

3. Đất trồng

Đất trồng hoa Đà Lạt là loại thành phần đất thịt, và đất cát pha. 2 loại này rất thích hợp để trồng hồng. Ngoài ra còn có chế độ thoát nước tốt.

 

4. Phân bón

Là yếu tố quan trọng để hoa hồng ra hoa đẹp và nhiều.

Khi trồng khoảng 1 tháng hoặc tháng rưỡi chúng ta có thể dùng phân hữu cơ, để thúc nảy mầm lần đầu.

Khi gần 2 tháng chúng ta bắt đầu thúc lần 2. Sử dụng Phân bón tổng hợp NPK với liều lượng tùy từng diện tích cây. Theo tỷ lệ 13-13-13+TE Đầu Trâu sử dụng cho diện tích 1.000m2.

Thúc sau mỗi lần tỉa nhánh: 15-20kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2. Kết hợp phòng ngừa sâu bệnh.

Thúc định kỳ 15 ngày bón 1 lần, lượng bón 50-70kg NPK 13-13-13 + TE Đầu Trâu cho 1.000m2.

Khi hồng ở giai đoạn 6 tháng lúc dóa chúng ta bón 30 ngày/1 lần ,5-2kg MgSO4/1.000m2 pha trộn với phân NPK. Có thể bón theo hình thức bón gốc hoặc hòa ra và phun với 0,45% nồng độ bón qua lá.

Tùy tùng giai đoạn quan sát của hoa mà chúng ta bón phân và chăm sóc khác nhau.

Thường xuyên cắt tỉa các cành lá sâu úa, và thối để tránh lây chéo bệnh.

 

5. Nhân giống

Hoa hồng thường được nhân giống bằng biện pháp chiết, dâm.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Hoa hồng Đà Lạt vẫn xuất hiện một số bệnh phổ biến có thể thường xuyên xuất hiện trên hoa. Vì thế mà bạn trồng hoa luôn phải lưu ý về sâu bệnh hại trên hoa.

 

Bệnh Phấn trắng trên hoa hồng Đà Lạt

  • Biểu hiện: Trên lá non, lá bánh tẻ của hoa có xuất hiện các bột màu trắng, sờ vào có độ ẩm, và không bay ra khỏi lá. Bệnh lây lan phát bệnh rất nhanh.
  • Hậu quả: Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến lá của cây hoa sau đó ảnh hưởng đến các bộ phận khác của hoa. Làm lá của hoa bị úa, héo, khô, iến dạng, dần dần thân gầy, khô và cho ít hoa.
  • Dùng thuốc: Chúng ta có thể mua Score 250 ND hoặc Anvil 5SC dùng đặc trị cho loại bệnh này

 

Bệnh gỉ sắt thường gặp ở hoa hồng Đà Lạt

  • Biểu hiện: chúng ta sẽ nhìn thấy trên lá có các chấm màu vàng cam, tương tự như màu gỉ sắt. Chủ yếu nhìn thấy phía dưới của lá.
  • Hậu quả: ảnh hưởng đến lá làm cháy và khô lá. Sau đó ảnh hưởng trực tiếp đến cây. Làm cây héo, cháy, còi cọc, hoa ít có khi không ra hoa và bệnh nặng có thể chết cây.
  • Thuốc dùng : Nếu thấy xuất hiện bệnh chúng ta nên dùng thuốc Kocide 10, Vimonyl 72 BTN , Daconil 500 SC.

 

Bệnh đốm đen ở hoa hồng Đà Lạt

  • Dấu hiệu: Chúng ta quan sát trên lá của hoa hồng nếu thấy xuất hiện của các hình tròn dạng đầu đinh, bên viền hình tròn màu đen, bên trong là màu xám xanh nhạt. Thì khi đó cây đã bị bệnh đốm đen. Bệnh xuất hiện cả 2 mặt lá.
  • Hậu quả: Làm lá rụng, vàng úa nhanh và ảnh hưởng đến sự sinh trưởng cũng như quá trình ra hoa của cây.
  • Thuốc dùng: Chúng ta có thể mua ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật loại thuốc như : Daconil 500 SC 25; Đồng ôxyclorua 30 BTN, Anvil 5SC.

 

Hoa hồng Đà Lạt hiện nay đang là thú vui chơi hoa của nhiều người. Vì hoa không chỉ đẹp mà còn có nhiều lợi ích giúp cho sức khỏe con người. Cũng chính bị cuốn hút bởi màu hoa, vẻ đẹp của hoa và mùi thơm của hoa mà tính đến thời điểm này hoa hồng Đà Lạt là một trong những loại hoa được yêu chuộng và trồng ở nhiều nơi

 

조회한 제품

카트