Cây Dừa Cạn là giống cây cảnh có màu sắc đa dạng và được ưa chuộng để trang trí hoa viên trong nhà. Có nhiều giống hoa khác nhau phù hợp với nhiều sở thích và nhiều cách bài trí khác nhau.
A. ĐẶC ĐIỂM của Cây Dừa Cạn
Tên thường gọi: Cây Dừa cạn
Tên khoa học: Catharanthus roseus
Họ: Trúc đào (Apocynaceae)
Nguồn gốc: Việt Nam, Indonesia
1. Đặc điểm hình thái
Dừa Cạn là cây thân cỏ sống lâu năm, thường mọc thành bụi, cao 30cm ~ 70cm. Cành non màu xanh hoặc nâu đỏ. Toàn bộ thân và lá cây không có lông. Lá cây mọc đối xứng, hình thuôn dài, dài 3 đến 4 cm, rộng 1,5 đến 2,5 cm. Lá phẳng hoặc hơi cong như cái thìa.
Mỗi cành thường có 2 hoặc 3 hoa có hình cái ô. Hoa có 5 cánh, có màu trắng, đỏ hồng, tím hồng… Hoa nở xòe ra thành hình đĩa phẳng. Cánh hoa xếp thành hình tròn ngược chiều kim đồng hồ. Cây thường ra hoa từ tháng 6 đến tháng 9.
2. Đặc điểm sinh học
1. Đối với đời sống
Cây dừa cạn đứng là cây bụi nhỏ, thân thẳng đứng nên thường được trồng bồn, trồng chậu làm cảnh tạo thảm hoa hay viền hoa trong công viên, đường phố.
Cây dừa cạn rũ với dáng thân mềm mại, hướng xuống đất thích hợp hoa dừa cạn rũ dùng chậu treo trang trí ban công, sân thượng, cửa sổ…
Tác dụng: Tạo thảm hoa hay viền hoa trong công viên hay đường phố. Hoặc dùng để trang trí ban công, sân thượng, cửa sổ…
Vị trí ứng dụng: Công viên, đường phố, ban công, sân thượng, cửa sổ… những nơi muốn tạo thảm màu sắc tươi mới, bắt mắt thu hút sự chú ý
2. Trong phong thủy
Nếu trong căn phòng hay ngôi nhà của bạn có một cây Hoa dừa cạn thì bạn sẽ gặp rất nhiều may mắn bởi nó còn có khả năng là trừ tà.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY DỪA CẠN
1. Nước
Là công đoạn quan trọng nhất trong cách chăm sóc hoa để bạn có được những bông hoa tươi tốt nhất. Tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát
Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
không cần nhiều ánh sáng, thuộc loại cây ưa bóng.
3. Đất trồng
Dừa cạn ưa phát triển trên nền đất tơi xốp, thoát nước, giữ ẩm tốt và có pH 5.8-6.2. Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể, bao gồm có cát đen + mụn xơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1:1 hoặc xơ dừa + trấu hun tỉ lệ 1:1.
Khi bạn không có thời gian phối trộn thì đất sạch hữu cơ Sfarm đã được phối trộn và bổ sung dinh dưỡng chuyên dùng cho hoa chậu là một ý quyết định tuyệt vời.
4. Phân bón
Bón phân cho hoa dừa cạn 01 lần/tuần
Sau khi trồng cây con ra chậu khoảng 07 ngày thì tiến hành bón phân cho cây
Sử dụng phân bón NPK 20-20-15 (hoặc tương đương) pha loãng hoặc rắc vòng quanh chậu (khoảng 01 muỗng cà phê/chậu)
5. Nhân giống
Cách trồng hoa dừa cạn bằng cách giâm cành:
Bước 1: Chuẩn bị cành giâm có độ dài khoảng 5-6cm. Các bạn cần lựa chọn những cành bánh tẻ để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bước 2: Với phần lá trên cành, các bạn dùng kéo cắt đi ⅔ diện tích của mỗi lá. Việc này giúp hạn chế việc thoát hơi nước tối đa trên lá cây.
Bước 3: Chuẩn bị dung dịch pha N3M, ngâm các cành giâm đã cắt ở bước 2 vào. Đặc biệt, các bạn cần lưu ý là phần giá thể phải thật sạch sẽ để cây phát triển tốt nhất. Việc tưới nước, cung cấp độ ẩm cho cành giâm phải được đảm bảo.
Để giâm cành, bạn có thể chuẩn bị giá thể là hỗn hợp xơ dừa trộn cùng với trấu (đem ủ hỗn hợp trước một tháng trước khi trồng).
Các bạn giâm cành hoa dừa cạn vào giá thể. Tưới nước cho cây trồng và đặt các chậu cây dưới bóng râm. Sau một tháng, khi lá non đã mọc thêm ra các cành, các bạn có thể chiết riêng từng cây để trồng.
6. Sâu bệnh thường gặp
Bệnh hại: Chủ yếu là bệnh lở cổ rễ, chết nhánh bạn hãy phun thuốc phòng trừ bệnh như: Aliette 80WP…
Sâu hại: Rệp sáp, sâu xanh. Phun luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật như: Actara 25WG; confidor 200SL.