| 고객 지원 핫라인: 0941395708

Cây Địa Lan

제품 코드: CDL-007
등록 상표: Việt Nam
보증 기간: 업데이트 중

Bên cạnh các loài hoa thường hay dùng để chưng tết như hoa mai, hoa huệ, hoa ly,... thì hoa địa lan cũng là một lựa chọn tuyệt vời giúp cho một năm mới tràn đầy may mắn và hạnh phúc

연락하다
품절
조언이 필요합니다: 여기
근무 시간: 주중 오전 7시부터 오후 5시 30분까지

A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY địa lan

- Tên thường gọi: Cây Địa Lan

- Tên khoa học: Cymbidium Sinense

- Họ: Lan

- Nguồn gốc: Trung Quốc

 

1. Đặc điểm hình thái

Địa lan là loài thuộc giống cây thân thảo sống lâu năm và có chiều cao trung bình là 0.5 – 1.5m. Rễ của cây địa lan mềm, to, mập, có dạng hình trụ, phần lớn là màu tro nhạt, đặc biệt là chúng phát triển rất mạnh và đôi lúc sẽ có phân nhánh.

Thân ngắn và phình to với các hình dạng như hình trứng tròn, hình bầu dục, hình bán cầu dục, dạng trứng hoặc hình gậy và chúng còn có tên gọi là giả hành, là bộ phận dự trữ nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Lá địa lan thuôn dài, đuôi nhọn, phần dưới đối diện ôm lấy nhau, mép lá phẳng, dưới có đốt, không có răng cưa với gân và chúng thường mọc thành lùm, mỗi lùm có 6 – 10 lá đơn xếp chồng lên nhau. Lá địa lan còn mọc từ thân và có sự phân nhánh ngay từ mặt đất, có độ dài và độ dày khác nhau tùy vào từng loài.

Quả địa lan thì thuộc loại quả sóc, tùy thuộc vào giống bố mẹ mà hình dáng quả sẽ to nhỏ khác nhau, thông thường chúng có hình thuôn dài tầm 10 – 20cm. Khi quả chín thì nứt dọc và hạt sẽ tung ra ngoài.

Địa lan có hạt rất nhỏ khoảng 0,5mm, rất nhẹ và rất nhiều. Hạt địa lan có hình trứng tròn với một phôi nhỏ ở giữa có một phôi nhỏ, bên ngoài thì có lớp tế bào mỏng trong suốt và có vân tròn nhằm làm tăng độ dày của hạt.

 

 

2. Đặc điểm sinh học

Cây địa lan có khả năng chống chịu sâu hại tốt, tốc độ sinh trưởng và phát triển cũng khá nhanh. Cuối mùa xuân, khoảng tháng 2 đến tháng 3 sẽ là thời điểm mà hoa địa lan thường nở rộ, hoa có thể sống trong vòng 1 – 2 tháng.

 

B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

1. Đối với đời sống

Nở vào đúng các dịp Tết, những bông hoa địa lan rực rỡ đầy màu sắc thường được mọi người mua về trưng nhằm cầu mong một năm mới sẽ luôn được tràn đầy may mắn và hạnh phúc như chính những bông hoa đó.

Ngoài ra, hoa địa lan còn là món quà rất thích hợp để tặng cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp trong các dịp sinh nhật, tân gia hay các dịp lễ khác. Ngoài ra, hoa địa lan còn được thu mua nhiều để sản xuất ra các loại mỹ phẩm, nước hoa phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ nên hoa địa lan sẽ có giá không hề rẻ đâu nhé.

Bên cạnh đó, theo dân gian, địa lan cũng có khả năng quang hợp, hấp thụ những loại khí độc và thải ra khí oxy cần thiết cho con người giống như những loài cây xanh khác. Hương thơm của hoa địa lan còn có thể giúp cho mọi người giải tỏa mệt mỏi, nhức đầu và những căng thẳng trong cuộc sống.

 

2. Trong phong thủy

Hoa địa lan vốn được mệnh danh là loài hoa của núi rừng hay vua của các loài hoa bởi nét đẹp kiêu sa, quyến rũ của chúng. Hoa địa lan được xem là hình ảnh tượng trưng cho sự quý phái, sang trọng nhưng cũng không kém phần thanh lịch nhờ vào sự đa dạng về chủng loại và cả màu sắc.

Bên cạnh đó, hoa địa lan ngày càng được nhiều người ưa chuộng chơi tết trong thời gian gần đây với hi vọng một năm mới tràn đầy may mắn và hạnh phúc bởi ý nghĩa của loài hoa này là đem đến may mắn, phát lộc và sức khỏe cho gia chủ, đặc biệt là vào những dịp lễ tết.

 

C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY ĐỊA LAN

1. Nước

Tuyệt đối không được để độ ẩm quá cao hoặc quá thấp vì có thể dẫn đến việc cây sẽ bị chết khô hoặc bị thối gốc và hãy đảm bảo độ ẩm của địa lan luôn đạt ở mức từ 70 – 85%. Tùy vào kích thước của chậu cũng như cây địa lan mà lượng nước cần tưới sẽ là nhiều hay ít.

 

2. Ánh sáng, nhiệt độ

Hoa địa lan thích hợp với ánh sáng trung bình. Nếu quá ít ánh sáng, lá sẽ xanh đậm, còn nếu quá nhiều ánh sáng, lá sẽ chuyển sang màu vàng nhạt. 

Địa điểm thích hợp nhất để đặt cây địa lan nói riêng và các loại hoa lan nói chung đó là ở cạnh cửa sổ, dưới các cây bóng mát lớn, hoặc là dưới màn che lưới. Đảm bảo cây được nhận ánh sáng Mặt trời gián tiếp, không được cây trong bóng râm hoàn toàn.

 

3. Đất trồng

Bạn nên chọn đất có độ mùn, độ phù sa cao, độ ẩm nhất định cũng như độ pH không quá cao bởi dễ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.

 

4. Phân bón

Khi cây mới bắt đầu phát triển thì bạn có thể hòa tan phân đạm với nước tưới theo tỉ lệ 1:3 để tưới cho cây với tần suất là 2 tuần/lần và chú ý là chỉ nên tưới cây vào buổi chiều tối. Bên cạnh đó, bạn có thể bón thúc thêm các loại phân có chứa hàm lượng vô cơ và hữu cơ theo tỉ lệ 20:20:20 như NPK, kali, canxi, …

Ngoài ra, bạn cần lưu ý nên dừng bón phân cho cây địa lan khi mà nhiệt độ hạ thấp vì lúc này cây không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng và ngược lại còn tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh phát triển nữa đấy.

 

5. Nhân giống

Cách nhân giống hoa địa lan sử dụng trong gia đình thường là tách gốc, tiến hành vào mùa xuân hoặc thu, cứ cách 3 năm có thể tách gốc một lần.

Nên chọn những cây khỏe mạnh, gốc phân thành nhiều nhánh để tách, để đảm bảo sau khi tách gốc thì mỗi cụm gốc nhỏ sẽ có ít nhất 5 gốc nhánh nối với nhau.

Sau đó khi cho gốc mới vào chậu, phải đảm bảo thoáng gió cho đất trong chậu, có thể dùng đất trộn ngói vỡ, đá thô, đất vụn, hoặc đất cát nhỏ.

Sau khi tưới nước, đặt ở nơi râm mát khoảng 2 tuần, sau đó có thể chăm sóc như bình thường.

 

6. Sâu bệnh thường gặp

Tuy so với các loài hoa lan khác thì địa lan là loài hoa ít bị nhiễm bệnh hơn nhưng nếu trong quá trình sinh trưởng, địa lan không được chăm sóc đúng cách thì cây cũng sẽ dễ bị mắc các bệnh như cháy nắng, đốm nâu, thán thư, thối rễ, …

Do đó, bạn cần chú ý về các chỉ số như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và dinh dưỡng đều phải đạt ngưỡng cân bằng trong quá trình chăm sóc cây. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên phun các loại thuốc diệt nấm và sâu bọ cũng như nên thay chậu và cắt tỉa bớt những lá vàng, lá già hoặc những lá bị nhiễm bệnh nhé.

 

조회한 제품

카트