Hoa đậu biếc có vẻ đẹp mong manh, rực rỡ, thường được trồng làm cảnh, giàn leo tỏa bóng mát và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực y học cũng trồng để làm cảnh trước nhà. Cây đậu biếc được biết đến rộng rãi, tuy nhiên lại ít ai biết rõ về loài cây này
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY hoa đậu biếc
- Tên thường gọi: Đậu biếc, hoa tím, bông biếc
- Tên khoa học: Clitoria ternatean
- Họ: Fabaceae (Đậu)
- Nguồn gốc Đông Nam Á
1. Đặc điểm hình thái
Hoa đậu biếc thuộc nhóm cây thân thảo, thân mềm thường có lông tơ nhỏ bao quanh, có đặc tính dẻo dai, bám được xung quanh các vật thể khác.
Thân có thể dài tới 15 – 17m, nên hay được ứng dụng để trang trí hàng rào hay cổng nhà.
Lá đậu biếc là lá kép, mọc đối nhau, cũng có lông tơ bao phủ và hay cuốn dài, bình thường cứ 1 lá to sẽ mọc ở giữa ngay ngọn, 5 lá chét còn lại sẽ mọc đối xứng nhau, mỗi lá có kích thước khoảng 4cm.
Hoa đậu biếc thường có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, có 2 màu cơ bản là màu tím hoặc màu hồng, hoa đậu biếc được phân thành 2 loại: loại hoa kép và hoa cánh đơn.
Quả đậu biếc thường dẹt, khi già chuyển dần từ màu xanh non sang màu nâu đậm, có chiều dài khoảng 5 – 7cm, mỗi quả bên trong đều chứa từ 7 – 9 hạt. Hạt đậu biếc thường có màu đen tuyền, bóng và có đốm nhỏ.
2. Đặc điểm sinh học
1. Đối với đời sống
Cây hoa đậu biếc có hình dáng đẹp mềm mại từ thân cành,đến hoa, lá, đặc biệt hình dáng hoa ngộ ngĩnh với sắc hoa sắc hoa đem lại cảm giác thư thái, bình an rất được yêu thích trồng trang trí nhiều không gian.
Đậu biếc được trồng ở bờ tường có hoa quanh năm không rụng lá vào mùa đông nên làm bức tường của bạn luôn xinh đẹp.
Đậu biếc được ưa chuộng trồng giàn tạo bóng mát với nhiều cành nhánh,tán lá rộng, che phủ tốt, điểm những bông hoa xinh xinh. Giàn đậu biếc ở công viên, vườn nhà, sân vườn biệt thự …đem đến một không gian lãng mạn và là điểm dừng chân lý tưởng cho khách bộ hành trong những trưa hè oi ả.
Đậu biếc được trồng ở cổng nhà với các tua cuốn mềm mại của thân cành tạo vẻ đẹp bắt mắt ,như lời mời chào ý nhị của chủ nhân.
Đậu biếc còn được trồng ở ban công nhà phố vừa làm duyên vừa che nắng trên các song sắt màu trắng hoặc lưới an toàn.
Người ta còn trồng đậu biếc vào chậu hoa treo mang vẻ đẹp duyên dáng, tuy nhiên tốc độ của cây lớn nhanh nên phải cắt tỉa thường xuyên.Một chậu hoa đậu biếc đơm hoa xanh dịu dàng trưng ở ban công sẽ làm dịu bớt cái nắng gay gắt ngày hè.
Đậu biếc còn được trồng để cải tạo đất bởi khả năng che phủ và sinh ra nit[ơ như các cây họ đậu, hoặc làm phân xanh.
Ngoài ra, Đậu biếc còn được dùng làm thực phẩm và thuốc đông y.
Hoa đậu biếc dùng làm phẩm nhuộm.
Trong rễ và hạt đậu biếc có chứa chất độc các acid amin và một loại dầu độc làm thuốc tẩy, liều phù hợp có tác dụng giải nhiệt, trị lao phổi, viêm lở ngoài da, đau ngực, ho, trị nọc rắn cắn.
Rễ đậu biếc có vị đắng, chat chứa các chật có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, săn chắc da, gây xổ.
Hạt đậu biếc chứa 12% chất dầu có khả năng gây độc khi nhai nuốt phải: kích thích niêm mạc tiêu hóa gây nôn mửa và tiêu chảy nặng. Vì thế chú ý khi trồng đậu biếc khi nhà có trẻ nhỏ nhắc nhở không ăn loại hạt này.
2. Trong phong thủy
Ở Việt Nam của chúng ta, nếu nhắc đến ý nghĩa hoa đậu biếc thì ít người biết đến. Dù loại cây này được trồng rất nhiều với mục đích làm cây cảnh, trồng ở bờ rào với mục đích lấy hoa và quả. Bên cạnh đó, loại cây này cũng được trồng để lấy phân xanh, dùng làm cây để che phủ đất hoặc để cải tạo đất.
Hoa đậu biếc không những đẹp bởi vẻ ngoài cuốn hút của nó, mà bản thân loài hoa này cũng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là đại diện của vẻ đẹp nền nã, sự duyên dáng e thẹn, niềm vui, hạnh phúc từ trong cuộc sống. Ngoài ra, hoa đậu biếc còn có ý nghĩa cho sự cởi mở, hòa đồng, dễ gần, lúc nào cũng được mọi người yêu quý, đáng tin cậy.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA ĐẬU BIẾC
1. Nước
Trong mùa khô và khi cây đang phát triển rễ và chồi non, cần tưới nước đầy đủ 2 lần/ngày vàng sáng sớm hoặc chiều mát, vào những ngày nắng gắt có thể sử dụng cách tưới phun sương từ 1 – 2 giờ cho cây. Vào mùa mưa, tùy vào điều kiện mà giảm hoặc ngưng cung cấp nước cho đậu biếc, thường xuyên kiểm tra và tiến hành thoát nước cho cây, tránh để bị ngập nước gây thối gốc, chết cây. Khi cây đang ra hoa, lưu ý chỉ nên tưới vào gốc cây đậu, tránh tưới trực tiếp lên hoa.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Chỉ cần lưu ý lúc cây non mới trồng thì bạn nên để cây ở chỗ mát thoáng gió, tránh nắng gắt buổi trưa là được, còn khi cây trưởng thành thì không quan trọng nắng mưa, tránh không để ngập úng lâu ngày là được.
3. Đất trồng
Hoa đậu biếc có thể thích nghi với đa dạng các loại đất cho nên bạn có thể dùng đất vườn nhà hoặc mua đất dinh dưỡng có sẵn trên thị trường.
Bạn nên rải 1 chút vôi khoảng nửa tháng trước khi gieo trồng cho đất sạch mầm bệnh. Bước quan trọng này thường bị nhiều người bỏ qua dẫn đến cây không sinh trưởng hiệu quả dù có điều kiện khí hậu và chăm bón kỹ càng.
4. Phân bón
Hoa đậu biếc có đặc tính dễ sinh trưởng và phát triển, vì vậy công đoạn bón phân cho cây cũng rất đơn giản. Sau khi trồng đậu biếc được 20 ngày, tiến hành hòa loãng phân đạm với nước để tưới cho cây 2 tuần/1 lần. 45 ngày sau, tiến hành bón lót cho cây với tỉ lệ 3:3:1 gồm phân urê, phân lân, và phân NPK (16 – 16 – 8), cứ 1 tháng/1 lần, bón như vậy cho đến khi cây chuẩn bị ra hoa. Khi cây ra nụ, cần cung cấp thêm hàm lượng phân Kali, hoặc KCL cho cây đậu. Cứ sau mỗi đợt ra hoa, cần bón thêm phân chuồng ủ mục xung quanh gốc đậu biếc, để cân bằng các khoáng chất nuôi dưỡng cây.
5. Nhân giống
Đậu biếc thường được nhân giống bằng hạt. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cả hàng bán hạt giống cây cảnh hoặc của hàng hạt giống rau. Ngâm hạt giống đậu biếc trong nước ấm 30 phút (2 sôi 3 lạnh) và ủ vào khăn ấm khoảng 1 ngày hạt nứt thì đem gieo. Sau đó đem hạt đi gieo, gieo xong thì phủ lên lớp đất mỏng từ 1-2cm.
6. Sâu bệnh thường gặp
Các loại sâu bệnh thường gặp trên cây đậu biếc như Rệp, nhện, rệp sáp, sâu đục thân, bọ trĩ, bướm trắng. Với các loại côn trùng gây hại trên thường rất khó tìm thấy khi chỉ nhìn sơ qua. Vì đa phần chúng rất nhỏ.