Đào thất thốn là giống đào quý, hiếm có được người chơi đào ví như “vua” của các loại hoa đào. Giống đào này có hình dáng cây độc đáo cùng màu hoa đẹp rất thu hút. Ngày xưa, hoa chỉ được dùng để dân lên cung vua, phủ chúa. Ngày nay, cây đã được trồng để bán thương phẩm, phục vụ nhu cầu của người chơi hoa ngày tết.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY đào thất thốn
- Tên thường gọi: Đào Thất Thốn
- Tên khoa học: Prunus persica
- Họ: Hoa Hồng
- Nguồn gốc: Trung Quốc
1. Đặc điểm hình thái
Cây Đào thất thốn có dáng lùn, cây chỉ cao chừng 1m, dáng cây mốc meo, từ gốc đến cành đều sùi phồng và nổi những u, mấu xù xì góp phần tạo nên vẻ cổ kính, phong trần hiếm có của cây. Phần gỗ nằm bên trong cây đỏ từ rễ lên tới búp, mầm nhọn, cứng cáp như lưỡi kiếm. Nếu bóc phần vỏ cây ra, bạn sẽ thấy bên trong cây có màu màu mận chín chứ không có màu gỗ giống nhAư các loại đào thường.
Lá của cây giống đào Thất Thốn to, dài và có màu xanh đậm. Trong mỗi thốn đào, có thể nở ra vài chục bông hoa cùng một lúc. Những bông hoa đào khi nở có thể đạt đến 30 đến 50 cánh. Hoa đào nở bông to, cánh dày. Hoa đào có màu hồng đậm, thiên về tông đỏ tạo nên vẻ đẹp rực rỡ, thu hút. Nhị hoa màu vàng trên nền màu hồng thắm mang đến cảm giác ấm áp, niềm hy vọng cho những ngày đầu xuân.
Hoa của cây giống đào thất thốn tỏa hương thơm thoang thoảng vào ban đêm. Hoa đào thất thốn có nụ to, lá, lộc của cây dày, xanh thẫm, mọc chìa đều xung quanh cành.
2. Đặc điểm sinh học
Là loài cây ưa sáng, có khả năng chịu hạn, chịu ngập kém, độ ẩm đất cần thiết cho cây sinh trưởng nằm trong khoảng 60 - 70%. chống chịu được sâu bệnh rất tốt, và thời gian sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh gấp nhiều lần so với những loại cây khác.
1. Đối với đời sống
Công dụng của cây đào tết đẹp không chỉ là giúp mang lại hương vị tết. Đặc biệt hơn, cây này còn mang ý nghĩa đối với sức khỏe và sắc đẹp cho chúng ta.
Trang trí, biểu tượng ngày Tết cổ truyền Việt Nam.
Vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào đẹp là chưa có tết, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc, đoàn viên. Nó còn giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng.
Công dụng của hoa đào trong y học:
Rễ Đào: Dùng ngoài da chữa sưng đau, sắc uống chữa viêm gan vàng da.
Nhựa thân cây Đào: Chữa kiết lỵ ra máu, đái tháo đường, viêm phế quản.
Cành Đào: Chữa sốt rét.
Lá Đào: Có amygdalin, axit tanic, cumarin. Thường dùng lá Đào diệt sâu bọ: Ngâm vào nước tù đọng diệt được bọ gậy, cho vào hố xí diệt được giòi, đun lấy nước chữa lở ngứa, ghẻ, viêm âm đạo.
Hoa Đào: Có tác dụng hạ khí, tiêu báng nước, lợi tiểu. Dầu hoa Đào làm kem bôi mặt, da mặt sẽ mịn màng, …
Giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng của quả đào
Đào là một trong những cây ăn quả quan trọng nhất, sản lượng toàn thế giới hàng năm đạt tới 7 - 8 triệu tấn.
Ở nước ta, Đào được trồng nhiều ở các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn. Đào cũng được trồng ở vùng núi các tỉnh miền Bắc nhưng hiệu quả kinh tế kém, ở vùng đồng bằng, Đào được trồng chủ yếu để cho hoa là chính.
2. Trong phong thủy
Về tên gọi đào thất thốn, có nhiều lý giải khác nhau. Người ta gọi là đào Thất thốn bởi ở thân cây, cứ khoảng 7 "thốn" (mỗi thốn bằng một đốt ngón tay) lại mọc ra các cành nhỏ. Mỗi đầu cành ra 7 bông bông tượng trưng cho chữ thất nên có tên gọi như trên.
Cũng có người cho rằng, cây giống đào thất thốn có lá dài 7 khoảng thốn, dài hơn so với lá đào thường 3 - 4 lần nên mới được đặt tên là “đào thất thốn”.
Cũng có một số ý kiến chỉ ra giống đào này 7 năm cây mới ra hoa kép 7 tầng, trên mỗi tầng hoa có 7 cánh nên được gọi là đào Thất thốn.
Dù tên gọi thất thốn xuất phát từ ý nghĩa gì đi nữa thì loài cây này vẫn khẳng định được vẻ đẹp, độc đáo trong lòng người yêu thích cây cảnh. Cây giống đào thất thốn hiện nay được nhân giống và trồng ở nhiều nơi. Cứ mỗi dịp xuân về, hoa lại khoe sắc trên nhiều đường phố thủ đô và một số tỉnh thành khác, khiến người yêu không khỏi xuýt xoa, trầm trồ trước hương sắc rực rỡ của giống đào này.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY ĐÀO THẤT THỐN
1. Nước
Cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Ánh sáng là yếu tố quan trọng cho đào phát triển thuận lợi, cây đào không thích hợp với bóng râm cũng như trồng trong nhà.
Nhiệt độ luôn phải ổn định với nhiệt độ từ 18 độ C trở lên cây đào không bị chết rét.
3. Đất trồng
Đất trồng đào thích hợp là đất thịt pha sét có độ pH 6 – 8. chỗ đất cao ráo, thoát nước, nếu bị úng nước là đào chết.
4. Phân bón
Sau khi trồng cần bón phân đinh kì 3 tháng / lần. Liều lượng bón mỗi lần từ 0,2-0,3 kg NPK. Tháng 8 ,9 cần tưới bón nhiều để thúc cho cây nẩy nhiều hoa và to hơn. Hoa Đào ưa phân bắc đã ủ kỹ hoặc ngâm ngấu , nước tiểu , đạm ure.
5. Nhân giống
Đào Thất thốn Đà Lạt có thể nhân giống bằng cách ghép, chiết và gieo hạt nhưng cây được nhân giống từ hạt vẫn giá trị hơn vì dễ chăm sóc và có tuổi thọ cao hơn.
6. Sâu bệnh thường gặp
- Các loại sâu hại chính là: rệp, nhện đỏ, … Có thể dùng Carate 2,5EC, Supracide 40ND, Ortus 5 SC, Pegasus…
- Các loại bệnh thường gặp là: đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, đốm mắt cua, chảy gôm… Có thể dùng một số thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb 80WP, Anvil 5EC, Peroxin 02 – 0,4%, Bayfidan 259 EC, Aliette 80WP.