Cây hoa dâm bụt là loài hoa dại phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, những hàng hoa dâm bụt đỏ thắm, xanh tươi khoe sắc dưới nắng hè chói chang đã không còn xa lạ nữa. Tuy nhiên ít ai biết được rằng, hoa dâm bụt lại có ý nghĩa vô cùng đặc biệt và có những tác dụng vô cùng tuyệt vời trong y học.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY DÂM BỤT
- Tên thường gọi: Hoa Dâm Bụt
- Tên khoa học: Hibiscus syriacus
- Họ: Cẩm quỳ
- Nguồn gốc: Đông Nam Á
1. Đặc điểm hình thái
Loài hoa này có dạng cây thân gỗ với nhiều phân nhánh mọc thành bụi và viền của chúng có răng cưa. Ở hoa dâm bụt, lá của chúng có hình dáng bầu dục, màu xanh đậm hoặc nhạt tuỳ từng cành và thường mọc xen kẽ lẫn nhau với viền răng cưa.
Hoa thường mọc đơn ở từng nách lá, bông to, cánh mảnh mai nhẹ nhàng và màu hoa rực rỡ với những gam màu bắt mắt như đỏ, cam, vàng,..
2. Đặc điểm sinh học
Dâm bụt là loài cây ưa ánh nắng, có thể thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, thoáng gió. Đặc biệt hoa dâm bụt không chịu được bóng, nếu không đủ ánh sáng cây sẽ kém phát triển và khó ra hoa.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Mặc dù hoa râm bụt không tỏa nhiều hương thơm giống như các loài hoa khác. Tuy nhiên nó vẫn được trồng nhiều để trang trí cho sân vườn, ban công và hàng rào…
Hiện nay trồng hoa râm bụt trong chậu được xem là xu hướng mà nhiều người yêu thích. Bạn có thể trang trí được nhiều nơi như phòng khách, bàn làm việc, kệ sách…
Bên cạnh ứng dụng trang trí thì loài hoa này còn có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Cây sẽ hút khí độc trong nhà và mang đến cho bạn không gian thoáng đãng, mát mẻ. Ngoài được trồng nhiều để làm đẹp sân vườn cây còn được trồng tại các khuôn viên của nhà hàng, khách sạn, công viên.
2. Trong phong thủy
Theo trong phong thủy cây râm bụt là một loài cây trang trí nhà rất lành tính. Bên cạnh đó nó còn mang quan niệm tâm linh Phật giáo. Vì vậy loài cây này không tương khắc với bất kỳ tuổi nào và hợp với 12 con giáp. Do đó tuổi nào cũng có thể trồng được loài cây này. Khi trồng cây thể hiện sự bình an và hạnh phúc đồng thời giúp ổn định tinh thần cho gia chủ.
Những người mang mệnh Hoả sẽ rất thích hợp để trồng loài cây này. Nó mang đến cho người trồng sự may mắn vẹn toàn. Tuy nhiên cũng không nên quá lạm dụng trồng nhiều bởi sẽ khiến cho gia chủ dễ nóng giận.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA DÂM BỤT
1. Nước
Cây ưa ẩm và chịu được khô hạn nên bạn cần phải cung cấp đủ nước khi trồng. Mùa hè nên tưới nước 2 lần một ngày để cây phát triển tốt.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Dâm bụt là loại cây ưa ánh sáng vì vậy nên trồng cây tại những nơi có nhiều ánh sáng. Tuy nhiên mùa hè cần che chắn để cây không bị cháy lá.
Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển tốt là từ 15 đến 28 độ.
3. Đất trồng
Cây có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên nếu đất có nhiều dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển nhanh hơn.
4. Phân bón
Hoa dâm bụt là giống cây ra hoa quanh năm nên chúng không cần quá nhiều phân bón. Tuy nhiên bạn cần chú ý bổ sung đúng thời điểm để cây phát triển và ra sai hoa.
5. Nhân giống
Bạn có thể trồng cây dâm bụt theo 2 cách gieo hạt hoặc giâm cành. Đối với những loài dâm bụt lớn, sử dụng phương pháp giâm cành là thích hợp nhất để cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt. Ngoài ra, đối với những loài dâm bụt kiểng lùn nên sử dụng phương pháp gieo hạt.
Chuẩn bị đất
Bạn có thể trồng hoa dâm bụt trong chậu hoặc có thể cắm trực tiếp xuống đất nếu có vườn rộng, đối với cây dâm bụt lớn bạn nên chọn cách trồng trực tiếp xuống vườn để rễ cây có thể phát triển mạnh, hoặc nên sử dụng chậu rộng để cây không bị gò ép khi sinh trưởng. Trước khi tiến hành giâm cành bạn nên làm tới đất ra, nên chọn những loại đất giàu chất dinh dưỡng, có khả năng giữ ẩm và thoát hơi nước tốt. Sử dụng thêm phân chuồng hoai mục để làm tăng hàm lượng vi sinh và chất dinh dưỡng trong đất.
Chọn cành dầm
Nên chọn những cành to, chắc khỏe, thân không bị nấm và có những dấu hiệu của sâu bệnh để dâm. Sau đó tiến hành cắt tỉa bớt lá và những cành còn thừa ra.
Giâm cành
Việc sau cùng, bạn chỉ cần cắm cành đã tỉa xuống đất đã được làm sẵn từ 20 – 30cm là đủ, sau đó tiến hành tưới đẫm nước cho cây.
6. Sâu bệnh thường gặp
Hầu hết các bệnh do nấm gây ra.