Dạ yến thảo là một loài hoa trong trẻo nhẹ nhàng, xuất hiện khắp các con đường, ngõ phố, đặc biệt là vào những ngày Tết. Loài hoa này ắt hẳn chiếm được tình cảm của rất nhiều người bởi chính vẻ đẹp an yên mà hoa mang lại
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA hoa dạ yến thảo
- Tên thường gọi: Dạ yến thảo
- Tên khoa học: Petunia hybrida
- Họ: Solanacea ( Cà )
- Nguồn gốc: Xuất xứ từ Châu Âu
1. Đặc điểm hình thái
Thân: Cây dạ thảo là cây thân thảo có chiều cao khoảng 15-40 cm. Thân cây thẳng đứng và mọc theo chiều ngang, nhiều phân nhánh.
Lá: Cây dạ thảo có lá ở phần thân trên mọc đối xứng nhau và lá phần giữa thân mọc xen kẽ nhau, phiến lá hình bầu dục tròn, ngọn lá nhọn, có màu xanh sẫm.
Hoa: hình phễu, với các loại dạ yến thảo đơn hoặc hoa dạ yến thảo kép với cánh hoa có gợn sóng, hoa có loại sọc đốm hay có viền quanh tùy vào từng cây giống dạ yến thảo.
Cánh hoa có nhiều loại có sọc, đốm với nhiều màu phong phú, bao gồm màu tím, tím cà, tím lavender,màu hồng, màu đỏ, màu trắng và vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất đặc biệt.
Hoa dạ yến thảo nở quanh năm, những bông hoa cỡ nhỏ thì thường có đường kính khoảng 5cm, nhỡ là khoảng 8cm, lớn là 12cm. Hoa có khoảng 150 màu sắc khác nhau, hương thơm đặc biệt phảng phất mùi benzen.
2. Đặc điểm sinh học
Cây hoa dạ yến thảo thích hợp với vùng đất nhiệt đới, cây ưa ánh sáng. Tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh, dễ trồng và chăm sóc.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Ngoài ý nghĩa đặc trưng, hoa dạ yến còn có công dụng hữu ích trong cuộc sống:
Hoa yến thảo dùng để trang trí
Cây dạ thảo thường dùng để trang trí và trồng ở nhiều nơi như cửa hàng, đại sảnh, văn phòng, cầu thang hay bàn làm việc,… hoa luôn mang lại sự tươi mới và màu sắc cho mỗi không gian. tạo cảm giác sáng tạo cho những người làm công việc liên quan đến trí óc, và tạo cảm giác thoải mái mỗi khi ngắm nhìn.
Hoa dạ thảo tạo không khí trong lành
Hoa yến thảo có thể tiết ra chất giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn có trong không khí. Chất này có thể ngăn chặn các loại vi khuẩn có hại, gây bệnh như bạch hầu, hay thương hàn. Nhờ vậy mà không khí trong nhà bạn cũng sẽ trở nên trong lành hơn
Hoa yến thảo làm quà tặng
Chính bởi vẻ đẹp quyến rũ, những ý nghĩa và công dụng tuyệt vời nên dạ yến cũng thường được mọi người lựa chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè hay đồng nghiệp. Một chậu hoa dạ yến thảo có thể thay cho những lời động viên an ủi hay thậm chí là cách thể hiện tình cảm nhẹ nhàng mà tinh tế dành cho đối phương.
2. Trong phong thủy
Ngoài ra trong phong thủy hoa dạ yến thảo còn mang ý nghĩa rất tốt đẹp, chúng mang đến niềm vui và hạnh phúc cho gia chủ. Những mối quan hệ trong gia đình trở nên gần gũi, thương yêu hơn. Cây dạ yến thảo còn là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở và nguồn năng lượng tràn đầy. Vì vậy cây hoa giúp cho người trồng luôn gặp nhiều may mắn và sức khỏe tốt
C. CÁCH CHĂM SÓC HOA DẠ YẾN THẢO
1. Nước
Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cây cảnh thuộc loài thực vật cần được chiếu sáng trong thời gian dài, nên đặt cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển là trong khoảng từ 13 – 180C, thông thường khi nhiệt độ thấp dưới 40 C hoặc cao hơn 35 0C thì cây hoa sẽ ngừng phát triển. Vì thế, khi trồng hoa cây cảnh dạ yên thảo cần tránh nóng vào mùa hè và tránh lạnh vào mùa đông.
3. Đất trồng
Hoa dạ yến thảo yêu cầu đất tơi xốp, thoát nước tốt, đặc biệt đối với đất phải có nhiều chất dinh dưỡng. Tốt nhất là đất trộn giá thể tỷ lệ 1:1 (đất phù sa trộn với phân trùn quế tỉ lệ 1:1).
4. Phân bón
Mỗi tuần, bón phân NPK cho cây bằng cách hòa loãng 1 muỗng phân với 2 lít nước. Tưới đều xung quanh gốc cây và tưới thêm nước sạch. Khi cây cao chừng 20cm thì nên bấm ngọn để cây mọc thêm nhiều nhánh nhỏ, sẽ cho nhiều hoa hơn.
Có thể dùng nhộng tằm xay thành bột, trộn với phân lợn đã qua xử lý bón sẽ cho hiệu quả tương đối cao. Mùa hè là mùa trước khi chồi non sinh trưởng nên cần chăm bón mỏng, chọn phân có hàm lượng đạm, kali cao, hàm lượng lân ít.
5. Nhân giống
Thường sử dụng phương pháp gieo hạt giống. Đầu tiên trộn đất hạt nhỏ với hạt giống cây,sau đó dùng tấm thủy tinh hoặc một lớp nilong phủ lên trên, để vào chỗ râm mát , phun nước và duy trì nhiệt độ, một tuần sau hạt sẽ nảy mầm, bỏ tấm thủy tinh hoặc lớp nilong ra. Mầm cao khoảng 2cm thì đem trồng ở chỗ khác, và khi mầm cao khoảng 8cm thì có thể đem trồng trong chậu, ngắt mầm khoảng 2 – 3 lần. Những mầm ngắt xuống có thể đem làm cành giâm.
Phương pháp giâm cành chỉ cần cắt những mầm non trên đỉnh dài khoẳng 10cm sau khi ra hoa, cắm vào đất cát ươm là được.
6. Sâu bệnh thường gặp
Bệnh nấm mốc trắng: phun dung dịch chlorothalonil 75% pha loãng với nồng độ 1 : 600 – 800. Đồng thời loại bỏ những lá bệnh, lá đang có dấu hiệu ủ bệnh.
Bệnh đốm lá: chú ý dọn những lá bị rụng và phun dung dịch Amobam 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
Bệnh bọ chét : cần phun cho cây hoa cảnh dung dịch Dimethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.