Không chỉ mang tới không gian cuộc sống tươi mới, mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp giúp gia chủ có nhiều may mắn trong làm ăn, tài lộc dồi dào. Nhờ thế, loài cây này được yêu thích trong những loại cây cảnh hiện nay
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CÔ TÒNG ĐUÔI LƯƠN
- Tên thường gọi: Cô tòng đuôi lươn, vàng anh đuôi lươn
- Tên khoa học: Codiaeum variegatum
- Họ: Thầu dầu
- Nguồn gốc: Từ quần đảo Malaysia, Ôxtrâylia và các đảo vùng Nam Thái Bình Dương
1. Đặc điểm hình thái
Cô tòng đuôi lươn là loại thực vật dạng bụi cao 0,3 đến 2m, cành nhánh khoẻ cứng cáp, thẳng, cô tòng phân cành ngay từ gốc.
Thân cây có nhựa mủ đục.
Lá cô tòng đuôi lươn như da bóng, màu sắc đậm.Lá dài dạng tuyến đuôi lươn đầu nhọn và loang lổ với màu vàng, màu cam, màu hồng, màu xanh lá cây, màu nâu và trắng. Trong đó, màu vàng và xanh là chủ đạo. Mép lá nguyên hay chia thành thùy lớn.
Hoa cô tòng đuôi lươn cụm nhỏ hình đuôi sóc dài ở ngọn thường cong mang nhiều hoa nhỏ màu trắng sữa. Tuy nhiên, cây đẹp nhờ lá chứ không phụ thuộc nhiều vào hoa.
Quả cô tòng đuôi lươn là quả nang, hạt có vân, nhiều màu.
2. Đặc điểm sinh học
Là loài cây ưa sáng chịu bóng bán phần nhưng nên được che ánh nắng mặt trời trực tiếp vào mùa hè. Cây cô tòng đuôi lươn thích nghi trong đất tơi xốp, giàu mùn, độ ẩm cao, thoát nước tốt. Cung cấp đầy đủ nước và phân bón cho cây trong suốt mùa sinh sản
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cô tòng đuôi lươn cho lá có màu sắc đẹp, nên thường được trồng ở các bồn hoa, ban công. Nó còn được sử dụng để làn cây trồng viền tạo nên vẻ đẹp độc đáo hơn cho ngôi nhà.
Ngoài ra cô tòng đuôi lươn còn được dùng để trồng thảm cây hay bụi cây trang trí trường học, công viên, sân vườn.
Vì cây cô tòng đuôi lươn có thể chịu bóng nên cô tòng đuôi lươn còn phù hợp làm trồng nội thất trồng ở trong văn phòng, nhà ở.
2. Trong phong thủy
Loài cây này có tác dụng như tấm bùa hộ mệnh; hút tài lộc và sự may mắn, bày trong phòng làm việc giúp công việc hanh thông. Đặc biệt, nếu cây được trồng ở trong gia đình sẽ mang sự khoan khoái, sự giàu sang, phú quý, tài lộc dồi dào.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CÔ TÒNG ĐUÔI LƯƠN
1. Nước
Cây có khả năng chịu hạn rất tốt, nên không cần phải tưới nước thường xuyên, tuy nhiên vẫn phải lưu ý giữ nước, giữ ẩm cho cây trong suốt thời gian phát triển.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cô tòng đuôi lươn ưa sáng có thể chịu bóng 1 phần; nhưng nên được che ánh nắng mặt trời trực tiếp vào mùa hè.
3. Đất trồng
Cô tòng đuôi lươn thích nghi với đất tơi xốp, giàu mùn, độ ẩm cao, thoát nước tốt.
4. Phân bón
Mỗi tháng nên bón phân NPK 1 lần để giúp cây phát triển tốt hơn Trong môi trường máy lạnh, cô tòng đuôi lươn cần được phun lá hằng ngày với nước ấm.
5. Nhân giống
Cây thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Chọn những cành mập, phát triển tốt, không sâu bệnh từ những cây giống trưởng thành có tán đẹp. Chiều dài đoạn cành giâm khoảng từ 15- 30cm.
6 . Sâu bệnh thường gặp
Cây hoa thiên điểu dễ bị tấn công bởi rệp sáp, bọ hung, ngài túi, bạn nên phòng trừ bằng dịch tỏi, Neem Chito… hoặc các chế phẩm bảo vệ thực vật Radiant, Confidor, Movento, Yamida… khi sâu hại xuất hiện số lượng lớn