Chắc hẳn ai cũng luôn mơ đến hình ảnh xung quanh khu vườn của mình có một thảm cỏ xanh mướt, bên trên còn điểm tô thêm những bông hoa vàng rực rỡ. Bên cạnh đó, bạn còn muốn không cần bỏ thời gian quá nhiều để chăm sóc chúng thì cây cỏ lạc là một sự chọn lọc tuyệt vời . Vậy thì cùng chúng tôi tìm hiểu nguồn gốc từ đâu và cách nuôi trồng như thế nào?
A. ĐẶC ĐIỂM của Cây Cỏ Lạc
Tên thường gọi: Cỏ đậu phộng, cỏ đậu, cỏ hoàng lạc, lạc dại
Tên khoa học: Arachis pintoi
Họ: Fabaceae (Đậu)
Nguồn gốc: Từ miền trung Brazil
1. Đặc điểm hình thái
Hình dáng bên ngoài: Là cây thuộc dạng thân bò, khả năng che phủ và lan rộng rất nhanh.
Kích thước: Cây cỏ lạc chỉ cao khoảng 15 – 20cm nhưng dây thường bò sát đất dài khoảng 1 – 2m.
Lá: Cỏ lạc gồm 4 lá trên 1 nhánh, xếp mỗi bên nhánh 2 lá song song nhau, mép bằng không có răng cưa, 2 mặt lá có lông ngắn. Mặt trên lá màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, lá thuôn dài và tù ở đỉnh lá.
Hoa: Hoa cỏ lạc có màu vàng rực rỡ, mọc riêng lẻ trên những ngọn cây hoặc mọc ra từ nách lá, hoa có cuống màu trắng dài khoảng 6 – 10cm.
Rễ: Rễ cỏ lạc thuộc loại rễ cọc ăn sâu xuống đất, đôi khi rễ cũng mọc ra từ mỗi đốt thân. Rễ sần sùi thường nổi lên những u nhỏ, rễ màu trắng hoặc cũng có rễ màu vàng.
Củ: Xen kẽ các nhánh rễ là các củ lạc, củ chỉ to chừng ngón tay út, bên trong chứa 1 – 2 nhân. Khi nhân già có thể ươm hạt bằng những nhân này, hạt màu nâu nhạt.
2. Đặc điểm sinh học
1. Đối với đời sống
Bạn có thể bắt gặp cỏ lạc ở các khuôn viên của công viên , tường rào. Lá của cây này xanh như lá mạ, điểm tô thêm cho thảm cỏ xanh dờn ấy là những bông hoa màu vàng tinh khôi. Đây quả thật là một loại cây góp phần tô điểm thêm cho vẻ mỹ quan của phố thị. Chính vì thế, có rất nhiều công trình, khu chung cư đều lựa chọn loại cây này để trồng ở khuôn viên.
Khi đo về độ chống xói mòn với những loại cây ăn trái khác, cây cỏ lạc đã giúp người dân giảm được 72,4% lượng đất bị xói mòn. Độ ẩm của đất khi có thảm cỏ lạc luôn cao hơn 10 cho đến 15% vì còn dựa vào độ dày của thảm che phủ như thế nào và đất đai ở nơi đó ra sao.
Cỏ lạc được mọi người cho rằng là loài cây đa tác dụng. Cây được trồng thuần ở các đồng cỏ hay xen kẽ với các loại cỏ dại khác để cải tạo đất ngăn chặn hiện tượng sạt lở. Ngoài ra, cỏ lạc còn là nguồn thức ăn lý tưởng cho các loài gia súc như trâu, bò,… Vì cây cỏ đậu phộng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, cụ thể là chất xơ có vai trò rất quan trọng cho cơ thể động vật.
2. Trong phong thủy
Cây mang ý nghĩa của sức sống mãnh liệt, ý chí vươn lên.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CỎ LẠC
1. Nước
Cỏ lạc thường mọc tự nhiên nên có khả năng chống chịu khô hạn rất tốt; tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt nên giữ ẩm cho đất. Cần tưới nước cho cây 2 ngày 1 lần để giữ ẩm cho đất.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cỏ lạc là loài cây ưa nắng vì thế chỉ cần trồng ở nơi quang đãng, được hứng đủ ánh nắng mặt trời là cây có thể phát triển tốt. - Nhiệt độ: Cỏ lạc có khả năng chịu nắng và chịu lạnh tốt, phát triển tốt nhất ở 25-35 độ, có thể phát triển trong thời tiết nắng nóng nếu cung cấp đủ nước cho cây.
3. Đất trồng
Cây cỏ lạc không kén chọn đất có thể trồng được trên nhiều địa hình khác nhau. Trước khi trồng cỏ lạc, phải cào xới hết các giống cỏ dại ở vườn chờ cỏ dại chết khô mới trồng cỏ lạc.
4. Phân bón
Bổ sung lân NPK định kỳ 3 tháng 1 lần sẽ giúp cây sinh trưởng nhanh hơn.
5. Nhân giống
Loại cỏ này chúng ta có thể nhân giống bằng hạt, hoặc bằng thân. Nếu nhân giống bằng thân chúng ta chỉ cần cắt thân dài 20-25cm sau đó trồng thành từng hố khoảng cách 25-30cm là được. Tuy nhiên nhân giống bằng hạt thì cho thân chắc khỏe hơn và nhanh chóng kết tủa lại thành thảm hơn.
6. Sâu bệnh thường gặp
Các bệnh gặp thường xuyên nhất ở cỏ lạc là bệnh nấm gây chết hoàng loạt. Đây cũng là bệnh nguy hiểm nhất ở loại cây này và khó trị dứt điểm nhất, do nấm bệnh tồn tại trong đất khi xử lý hết một thời gian sau thường xuất hiện trở lại. Do đó để xử lý bệnh nấm trên cỏ lạc thì phương án tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh, khi nấm đã phát triển mạnh sẽ khó chữa trị và khả năng lây lan rất nhanh gây chết hàng chục mét vuông hoặc nặng hơn là toàn bộ diện tích cỏ đậu phộng.
Sâu thường gặp nhất trên cỏ lạc hay còn gọi là cỏ đậu phộng là sâu ăn lá và các loại ốc chuyên ăn lá có kích thước nhỏ tương đương kích thước ngòi bút bi. Đối với sâu trên cỏ lạc thì dễ xử lý và xử lý nhanh hơn nhiều so với bệnh nấm nhé các bạn, chỉ cần dùng các loại thuốc hóa học thông thường.