Cây Cẩm Tú Mai là loài thân bụi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Hoa của cẩm tú mai mang đến vẻ đẹp lung linh, tô điểm cho không gian sống nên thường được trồng nhiều làm cây cảnh trong khuôn viên quanh nhà.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CẨM TÚ MAI
1. Đặc điểm hình thái
Thân: Cẩm tú mai thuộc loại thân bụi, kích thước và chiều cao thấp, khoảng 14cm đến 65cm. thân màu xanh sẫm, dưới gốc có màu nâu sẫm.
Lá: Lá thường có kích thức bé, phân bố mọc đối, có hình bầu dầu nho nhỏ, lá có màu xanh trên mặt trên của lá bóng quanh năm.
Hoa: Hoa cẩm tú mai nở quanh năm, mọc thành cụm bên trên, cuống hoa ngắn, bông hoa nhỏ. Hoa của cây cẩm tú mai có màu tím, bông nhỏ có 6 cánh, vòi ống hoa hơi dài, các cánh hoa loe rộng ra.
Qủa: hầu như qủa hoa cẩm tú mai thường rất hiếm khi có..
2. Đặc điểm sinh học
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Mang lại vẻ đẹp cho không gian sống, hoa thường được trồng trong các bồn ở trường học hoặc tạo thảm cỏ xanh trong gia đình ở sân vườn biệt thự lớn hoặc tại các khu sinh thái, khu công viên, làm hàng rào nhỏ, trồng tại khu đô thị, nhà máy, công viên…
Hoa cẩm tú mai màu tím nhẹ nhàng, biểu trưng cho sự trang trọng và vĩnh cửu, thủy chung, thể hiện sự gắn kết bền vững của tình bạn.
2. Trong phong thủy
Cây cẩm tú mai là biểu tượng của tình bạn gắn kết, của sự sang trọng và vĩnh cửu. Chính vì những ý nghĩa như thế, cây thường được trồng nhiều trong các trường học, các công viên và nhà máy, xí nghiệp.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CẨM TÚ MAI
1. Nước
Tưới đều đặn hằng ngày lên thân và gốc cây, tưới ít nước. Khi tưới chúng ta không nên tưới xối xả, chúng ta nên tưới kiểu dạng phun mưa, tránh dập lá, cành và hoa. Không nên để cây thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến vàng lá, héo khô và chết.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Muốn cây cẩm tú mai ra hoa liên tục thì nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
3. Đất trồng
Cây có thể sinh trưởng trong những điều kiện khắc nghiệt, tuy nhiên bạn cũng cần chọn những loại đất có độ màu mỡ để cây phát triển tốt. Bạn có thể trộn thêm phân chuồng, mùn và xơ để tăng độ tơi xốp và giúp cây thoát nước tốt.
4. Phân bón
Cẩm tú mai thường được trồng viền hoặc kết hợp với những cây khác nễn rất dễ bị cạnh tranh dinh dưỡng, vì vậy ta nên chú ý bón đủ NPK cho cây.
5. Nhân giống
Có hai phương pháp trồng đó là gieo hạt và giâm cành, tuy nhiên phương pháp giâm cành phổ biến hơn. Để giâm cành, đầu tiên cắt một đoạn cành từ cây mẹ dài khoảng 15cm (nhớ chọn cây sinh trưởng tốt không có sâu bệnh nhé), tỉa bớt lá, bỏ phần ngọn đi và cắm xuống phần đất đã chuẩn bị trước. Sau đó tưới ít nước để cung cấp độ ẩm cho cây.
Nếu trồng cây trong bầu, bạn cần tạo lỗ thoát nước để tránh cây bị ngập úng, khi cây ra tầm 5 - 8 cành, bạn có thể xé bầu ra.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cẩm tú mai bị vàng lá, héo khô: Đó là khi cây không thể nhận được nước, lá sẽ biến nhạt vàng mặt lá nhăn và không bóng, cuống lá uốn mềm, cả lá rủ xuống. Phía dưới lá vàng khô rồi lan rộng lên cả lá nếu không kịp thời tưới nước cây sẽ chết khô.
Nguyên nhân của bệnh này là do Bạn chủ quan vì cho rằng cây chịu hạn tốt và quên tưới nước hoặc số lần tưới nước quá ít. Lúc này, không khí khô, lượng bốc hơi lớn, nước không đáp ứng nhu cầu. Hoặc là mỗi lần tưới lượng nước quá ít, chỉ tưới lên bề mặt đất, không đến được bộ rễ. Tình trạng này dễ xảy ra, ta cần chú ý.
Ngoài ra, Nếu không khí quá khô cây dễ bị hiện tượng khô ngọn lá, trên lá xuất hiện đốm cháy, cuốn lá. Nhiều người muốn cây mọc nhanh cho nhiều hoa, bón thật nhiều phân đặc hoặc bón quá nhiều lần, như vậy sẽ làm cho dịch tế bào chảy ra ngoài dẫn đến mép lá khô vàng.