Nói đến những loại cây có thể thu hút tiền bạc và tài lộc về cho gia chủ thì không thể thiếu Cây Cẩm Thạch được. Chúng được trồng rộng rãi nhiều nơi và đặc biệt thường để trang trí trước cửa nhà, khách sạn, nhà hàng… nhằm thu tài hút lộc, đưa đến nhiều may mắn hơn đến cho người sở hữu. Có nhiều người cho rằng màu lá của cây giống màu của viên đá quý cũng có tên là cẩm thạch, tượng trưng cho ngọc ước nên chúng được đánh giá cao trong việc trang trí. Dưới đây là một số thông tin về Cây Cẩm Thạch mời bạn tham khảo.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CẨM THẠCH
1. Đặc điểm hình thái
Cây cẩm thạch là cây thân cỏ, bụi nhỏ sống lâu năm phân cành nhiều. Cây cẩm thạch có chiều cao từ 15 – 30 cm.
Lá cây cẩm thạch sáng dày và thô, có hình trứng tròn bầu tại đỉnh lá. Lá cẩm thạch nhún trên mặt lá, sờ vào có cảm giác sần.
2. Đặc điểm sinh học
Cây cẩm thạch có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, phù hợp với nhiều điều kiện sống khác nhau. Ưa ẩm và chịu úng kém, nhìn chung thì quá trình trông và chăm sóc cây khá đơn giản.
B. CÔNG DỤNG VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY
1. Đối với đời sống
Cây Cẩm thạch thuộc loài cây lá màu, cây hoa kiểng công trình, cây được sử dụng rộng rãi tại các công trình cảnh quan, cây rất được ưa chuộng khi sử dụng để làm cây trồng viền bồn hoa đẹp, trồng tạo khối trong khuôn viên nhà ở, khu dân cư hay khu du lịch.
2. Trong phong thủy
Trong phong thủy, cây có ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Cũng bởi vậy mà nhiều người chọn cây cẩm thạch làm quà tặng trong các dịp quan trọng như tân gia, khai trương.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CẨM THẠCH
1. Nước
Khi cây còn nhỏ thì bạn duy trì tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm. Khi cây đã lớn hơn thì có thể giãn ra 2 – 3 lần mỗi tuần, nếu trồng trong nhà thì thậm chí mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần. Mỗi lần tưới cũng không nên tưới quá nhiều, tránh cây bị úng rễ.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Cẩm thạch là loài cây ưa sáng và có thể chịu bóng bán phần. Bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công, sân vườn, giếng trời. Nếu đặt chậu trong nhà thì mỗi tuần nên mang chậu ra ngoài trời khoảng 1 tiếng để kích thích cây quang hợp.
3. Đất trồng
Có thể trồng cây trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đừng quên trộn thêm ít phân chuồng, phân hữu cơ, xơ dừa, mùn cưa để tăng dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Chậu trồng cũng cần có lỗ thoát nước ở đáy chậu.
4. Phân bón
Nhu cầu phân bón của cây cẩm thạch không cao, nếu được bạn chỉ cần định kỳ 3 – 4 tháng bón cho cây một ít phân NPK là đủ. Trước khi cây ra hoa thì có thể bón thúc thêm một ít để hoa nở nhiều, đẹp hơn.
5. Nhân giống
Cẩm thạch có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp, nhưng nhanh và hiệu quả nhất vẫn là giâm cành. Từ cây mẹ, bạn lựa cành mới mập mạp, có 2 – 3 cặp lá, sau đó dùng dao sắc cắt đoạn dài khoảng 10 – 15cm. Nhúng cành vào dung dịch kích rễ rồi cắm vào vùng đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước để duy trì độ ẩm, chỉ sau khoảng 2 tuần là cành sẽ bén rễ và phát triển như cây mới.
6. Sâu bệnh thường gặp
Cây cẩm thạch ít khi bị sâu bệnh, thi thoảng chỉ gặp phải tình trạng sâu hoặc sên ăn lá. Bạn chỉ cần chú ý quan sát và loại bỏ là xong.