Cây Cẩm Nhung hay còn được gọi là lá may mắn, rất dễ sống và dễ chăm sóc. Rất thích hợp dùng để đặt trên bàn, trang trí không gian hay trồng tiểu cảnh terrarium để mang lại vẻ đẹp tươi mát, trẻ trung cho các vị trí đặt nó. Chính vì vậy mà cẩm nhung được rất nhiều chị em văn phòng ưa chuộng.
A. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY CẨM NHUNG
1. Đặc điểm hình thái
Cẩm nhung là loại cây thân thảo có rễ chùm. Thân cây màu xanh hoặc màu đỏ tùy thuộc vào màu sắc của lá cây.
Lá cẩm nhung mỏng khi hấp thụ đủ nước sẽ cứng, mặt sau của lá có một lớp lông mỏng, viền lá có màu xanh thẫm với đường kính từ 0.5 – 1.5cm tùy theo độ tuổi của cây.
2. Đặc điểm sinh học
Với vóc dáng nhỏ nhắn xinh xắn, cây thường được chọn để trang trí trên các bàn hoặc kệ tủ, màu sắc và dáng hoa đa dạng tạo sự phong phú cho người mua. Cây có 3 màu hoa chính là trắng, hồng và đỏ, có thể là hoa đơn hoặc hoa kép.
1. Đối với đời sống
Cây cẩm nhung còn có tác dụng hút được các tia điện từ của máy tính gây hại cho da và mắt. Có khả năng tạo ra một không gian thoải mái, giảm stress và mang lại một không gian nhiều màu sắc giống như màu lá của loại cây này. Màu của cây còn được NASA chứng minh giúp tăng 20% trí nhớ và 15% chất lượng hiệu quả công việc nữa đó.
2. Trong phong thủy
Cây cẩm nhung tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc, thành công, thăng tiến về cho gia chủ. Vì vậy, đây là loại cây cảnh nhỏ xinh được ưa chuộng để làm quà tặng cho người thân, bạn bè trong nhiều dịp lễ, tết.
C. CÁCH CHĂM SÓC CÂY CẨM NHUNG
1. Nước
Cẩm nhung là loại cây cảnh ưa ẩm, vì vậy mà luôn phải giữ ẩm cho đất. Nên tưới cây vào buổi sáng bằng bình phun sương vừa giúp cho lá sạch hơn và tốt hơn cho quá trình quang hợp của cây. Đồng thời tưới phun sương sẽ không gây úng và thối rễ cây.
2. Ánh sáng, nhiệt độ
Có thể sử dụng ánh sáng của đèn huỳnh quang hoặc những tia nắng nhẹ để giúp cây phát triển. Tuy nhiên tuyệt đối không phơi cây ra ánh sáng mặt trời trực tiếp. Còn nếu cây sống trong môi trường thiếu sáng quá lâu thì lá của cẩm nhung sẽ bị mất màu và thân cây sẽ ngày càng dài ra.
3. Đất trồng
Đất trồng cây cẩm nhung phải chọn loại đất có độ dinh dưỡng cao, độ ẩm tốt. Nên chọn loại đất tơi xốp được pha trộng với than mùn, phân vi sinh, mùn là để cây hấp thụ tốt hơn. Có thể thêm sỏi để giúp cây thoát nước tốt tránh tình trạng ngập úng làm thối rễ cây.
4. Phân bón
Để giữ cho cây luôn xanh tốt thì nên bổ sung các loại phân hỗ trợ như NPK 24-8-16 để bổ sung vào trong đất một lượng vừa đủ. Nên đọc kỹ hướng dẫn hoặc tham khảo liều lượng bón phân, chăm sóc từ cửa hàng chuyên về cây cảnh.
5. Nhân giống
Cây cẩm nhung được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành, các bạn cũng có thể trồng cây bằng hạt, nhưng cây cảnh này thường rát ít khi có hoa, vì đa số chúng đều được trồng đặt trên bàn nên không đủ ánh sáng để mọc hoa và hoa của nó cũng không đẹp nên hầu như người chơi cây không cho chúng mọc hoa.
6. Sâu bệnh thường gặp
Thối nhũn là bệnh phổ biến nhất trên cây cẩm nhung cây vì thân cây khá là mọng nước, khi bị bệnh này thường thì lá sẽ bị héo dần, thân úng nước và thối, cuối cùng cây nga và chết. Do đó khi thấy cây nhà bạn có những dấu hiệu này thì phải nhanh chóng điều trị bằng các loại thuốc trị thối nhũn như Poner 40TB, Physan 20SL, Marthian 90sp, …
Đồng thời để phòng ngừa các bệnh do nấm bệnh như lỡ cổ rễ, phấn trắng… gây nên, bạn phải thường xuyên dọn dẹp vườn, tạo môi trường thoáng mát cho cây. Đồng thời cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và có thể thêm nấm đối kháng Tricoderma trog quá trình trộn đất.
Sâu xanh, bọ trĩ, nhện là những côn trùng chuyên phá hoại xanh. Chúng ăn và phá hoại lá, làm lá biến dạng, cây mất sức sống, do đó bạn cần thực hiện biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, bắt bằng tay kết hợp phun các loại thuốc trừ sâu sinh học như dịch tỏi ớt, dịch trầu không, chất bám dính sinh học… vừa đảm bảo sức khỏe vừa bảo vệ môi trường.